Ngũ hành là gì? Đây là một câu hỏi mà hầu như ai trong chúng ta cũng từng đặt ra, đặc biệt là những ai quan tâm đến triết lý phương Đông và phong thủy. Ngũ hành, bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, không chỉ là những khái niệm trừu tượng mà còn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ngũ hành và các quy luật tương sinh, tương khắc giữa chúng. Chính vì vậy, trong bài viết này, Blog Bất Động Sản sẽ giúp bạn khám phá sâu hơn về ngũ hành, từ khái niệm cơ bản đến những ứng dụng thiết thực trong cuộc sống và phong thủy. Hãy cùng theo dõi để làm sáng tỏ những điều thú vị xoay quanh chủ đề này nhé!
Nội dung chính:
Thuyết Ngũ hành là gì?
Ngũ Hành là thuật ngữ dung để chỉ 5 loại vật chất trong vụ trụ bao gồm: “Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ”. Khi mang các hiện tượng của tự nhiên, các bộ phận trong cơ thể sắp xếm theo 5 loại vật chất này gọi là “Ngũ Hành”.
Bên cạnh đó, khi nhắc đến ngũ hành là nhắc đến sự vận động và chuyển hóa không ngừng của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
Học thuyết ngũ hành là sự liên hệ cụ thể hơn và quan sát kỹ lưỡng, quy nạp các sự vật trong tự nhiên. Thuyết này diễn giải quy luật của vạn vật thông qua hai quy luật là tương sinh và tương khắc.
Thuộc tính sự vật theo thuyết ngũ hành
Thuộc tính của các sự vật, hiện tượng theo thuyết ngũ hành được giải thích tương ứng với từng loại vật chất trong vũ trụ:
- Mộc (Gỗ): Là hình thái đại diện cho sự sinh trưởng của cây. Chúng phát triển mang tính hướng lên trên, ra bên ngoài. Do vậy những sự vật có tính chất sinh trưởng, mang tính thông thoát đều thuộc hành mộc.
- Hỏa (Lửa): Là sức nóng, mang tính hướng lên trên. Những sự vật có tính ôn nhiệt, tác dụng thuộc bốc lên trên thuộc hành hỏa.
- Thổ (Đất): Đây là sự vật mang tính hóa sinh, có tác dụng truyền tải, thu nạp.
- Kim (Kim loại): Gồm những sự vật thanh khiết, thu liễm và đưa xuống dưới.
- Thuỷ (Nước): Mang đặc trưng là tính tư nhuận, hướng xuống dưới. Những sự vật nào hướng xuống dưới, mang tính tư nhuận, hàn lương đều thuộc hành thủy.
Quy luật của thuộc tính trong ngũ hành được thể hiện qua hình ảnh phía dưới.
Quy luật tương sinh, tương khắc trong thuyết ngũ hành
Học thuyết ngũ hành lý giải quy luật của vạn vật trong vũ trụ thông qua hai quy luật cơ bản là tương sinh và tương khắc, cụ thể như sau:
Quy luật ngũ hành tương sinh
Thuyết ngũ hành tương sinh chỉ ra mỗi sự vật trong ngũ hành thủy, hỏa, mộc, kim, thổ sinh ra đều có thứ tự, chúng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thứ tự tương sinh theo thuyết này là:
- Mộc sinh Hỏa: Mộc là yếu tố ôn hòa, ấm áp chính là do có Hỏa ẩn sâu bên trong Mộc.
- Hỏa sinh Thổ: Cái nóng của Hỏa khi đốt cháy Mộc sẽ biến thành tro tức là Thổ
- Thổ sinh Kim: Thổ là đất, là núi nghĩa là trong núi lúc nào cũng sẽ có đá. Kim ẩn tàng trong đá nên nói là Thổ sinh Kim
- Kim sinh Thủy: Kim là yếu tố dễ bị nung chảy ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch lỏng tức là Thủy
- Thủy sinh Mộc: nước chính là yếu tố cần thiết giúp cho cây cối phát triển, sinh trưởng tốt.
Quá trình tương sinh này lặp đi lặp lại không ngừng. Hành đứng trước đóng vai trò sinh ra được gọi là “mẹ”, hành được sinh ra gọi là “con”.
Quy luật ngũ hành tương khắc
Học thuyết ngũ hành tương khắc khái quát mối quan hệ ức chế của 5 hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Thứ tự tương khắc như sau:
- Mộc khắc Thổ: do cây cối hút hết chất dinh dưỡng làm đất trở nên khô cằn
- Thổ khắc Thủy: Nước có thể bị đất hút đi, bị chặn lại khi đang chảy
- Thủy khắc Hỏa: nước dập tắt ngọn lửa đang bùng cháy
- Hỏa khắc Kim: Lửa có thể nung nóng, tan chảy kim loại
- Kim khắc Mộc: nếu kim sắc bén sẽ chặt đổ cây cối
Tương tự như quy luật tương sinh, quá trình tương khắc cũng tuần hoàn lặp đi lặp lại.
Quy luật vũ – thừa
Khi quy luật tương sinh – tương khắc bị phá vỡ quy luật vũ – thừa sẽ xuất hiện. Trong đó:
- Quy luật tương thừa: Là sự tương khắc quá mạnh, đã vượt qua khỏi những giới hạn khắc chế bình thường.
- Quy luật tương vũ: Khi một hành nào đó quá mạnh sẽ ức chế khả năng khắc chế nó của hành nào đó. Ngược lại, nó quay lại khắc chế và được gọi chung là phản khắc.
Ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc trong cuộc sống
Hiện nay, học thuyết ngũ hành được vận dụng khá phổ biến trong đời sống như: Y học cổ truyền, cây trồng, xây dựng kiến trức, màu sắc,…Cụ thể như sau:
Ứng dụng ngũ hành xem hướng nhà đất:
- Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam
- Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
- Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
- Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam
- Cuối cùng là Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
Ứng dụng ngũ hành trong việc họn màu sắc:
Mỗi thuộc tính trong ngũ hành sẽ có những màu sắc tương sinh và tương khắc khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau:
- Xem cách chọn màu phong thủy tại: Mẹo chọn màu hợp và màu kỵ theo mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
Và còn nhiều ứng dụng khác của ngũ hành rất bổ ích trong đời sống của con người. Và cụ thể chúng tôi sẽ gửi đến quý độc giả trong các bài viết tiếp theo trong chuyên mục: Phong Thủy của blog nhé!.
Những câu hỏi và câu trả lời thường gặp về Ngũ Hành
Câu hỏi 1: Ngũ Hành là gì?
Trả lời: Ngũ Hành là một lý thuyết trong triết học phương Đông, đặc biệt là trong phong thủy, y học cổ truyền và văn hóa dân gian, giải thích sự vận hành và tương tác của năm yếu tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các yếu tố này không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng đến vạn vật trong tự nhiên và con người.
Câu hỏi 2: Ngũ Hành có mối quan hệ tương sinh và tương khắc như thế nào?
Trả lời: Ngũ Hành có hai mối quan hệ chính là tương sinh và tương khắc.
- Tương sinh là mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau:
- Mộc sinh Hỏa (gỗ đốt cháy tạo ra lửa)
- Hỏa sinh Thổ (lửa nung cháy tạo ra tro, thành đất)
- Thổ sinh Kim (đất tạo ra kim loại)
- Kim sinh Thủy (kim loại nung chảy thành nước)
- Thủy sinh Mộc (nước nuôi dưỡng cây cối).
- Tương khắc là mối quan hệ tiêu diệt hoặc làm giảm ảnh hưởng của nhau:
- Mộc khắc Thổ (cây cối hút chất dinh dưỡng từ đất)
- Thổ khắc Thủy (đất có thể cản trở nước)
- Thủy khắc Hỏa (nước dập tắt lửa)
- Hỏa khắc Kim (lửa làm kim loại tan chảy)
- Kim khắc Mộc (kim loại cắt được gỗ).
Câu hỏi 3: Ngũ Hành có ảnh hưởng gì đến đời sống con người?
Trả lời: Ngũ Hành có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống con người, đặc biệt là phong thủy, y học và các vấn đề liên quan đến tính cách. Mỗi người đều có một mệnh thuộc Ngũ Hành, điều này ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc, màu sắc, hướng nhà, và các quyết định quan trọng trong cuộc sống. Ngoài ra, Ngũ Hành cũng được áp dụng trong y học cổ truyền để chữa trị các bệnh tật, bằng cách cân bằng các yếu tố này trong cơ thể.
Câu hỏi 4: Làm thế nào để biết mệnh của mình thuộc Ngũ Hành nào?
Trả lời: Để xác định mệnh thuộc Ngũ Hành nào, người ta thường dựa vào năm sinh âm lịch của bạn. Từ năm sinh, bạn sẽ tính toán các yếu tố liên quan đến Thiên Can, Địa Chi và Ngũ Hành, từ đó xác định bạn thuộc hành nào (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Việc xác định này rất quan trọng trong phong thủy, giúp bạn biết được các yếu tố tương sinh và tương khắc với mình để có cuộc sống thuận lợi hơn.
Câu hỏi 5: Làm thế nào để áp dụng Ngũ Hành trong phong thủy?
Trả lời: Trong phong thủy, Ngũ Hành được áp dụng để tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống và công việc. Ví dụ, nếu bạn thuộc hành Hỏa, bạn có thể chọn màu sắc, hướng nhà hoặc vật dụng thuộc hành Mộc (tương sinh với Hỏa) hoặc Thổ (tương khắc với Thủy, giúp ổn định) để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Ngoài ra, việc chọn các vật phẩm phong thủy như đá quý, cây cảnh, hay các vật dụng phù hợp với mệnh sẽ giúp tăng cường vận khí cho chủ nhân.
Tạm kết
Như vậy, ngũ hành là gì đã không còn là câu hỏi khó khăn đối với bạn nữa. Thuyết ngũ hành không chỉ mang ý nghĩa lý thuyết mà còn có những ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Việc hiểu rõ về các quy luật tương sinh, tương khắc giữa ngũ hành giúp chúng ta có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả nhằm tăng cường chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình. Hy vọng rằng qua bài viết này, Blog Bất Động Sản đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để bạn có thể vận dụng thuyết ngũ hành vào thực tế, từ đó tạo ra một môi trường sống hài hòa và thuận lợi hơn.