Người ta luôn quan niệm rằng ngày khai trương phải diễn ra tốt đẹp thì công việc, hoạt động về sau mới trơn chu. Một trong những yếu tố thể hiện điều đó chính là việc xây dựng bài cúng khai trương chi tiết, cẩn thận. Và để mọi việc diễn ra hiệu quả, hãy cùng Blog Bất Động Sản tìm hiểu các bước cần chuẩn bị cùng một số lưu ý khi đi vào hoạt động.
Nội dung chính:
Tầm quan trọng của bài cùng khai trương
Bài cúng khai trương quan trọng như thế nào?
Không phải ngẫu nhiên người ta lại quan trọng ngày lễ khai trương cũng như bài cúng diễn ra trong ngày này. Trước hết, người ta quan niệm rằng mỗi mảnh đất đều có những vị thần linh cai trị riêng. Chính vì thế, khi ta bắt đầu hoạt động tại đây thì lễ cũng cũng chính là hình thức để ta thông báo, diện kiến bản thân tới các vị thần ở mảnh đất đó.
Ngoài ra, đây cũng là phương thức mà chúng ta cầu mong rằng thần linh sẽ phù hộ, mang đến nhiều may mắn, tài lộc đến với việc kinh doanh của mình. Chính vì thế càng cẩn thận, chỉn chu thì thần linh càng nghe rõ tiếng lòng chúng ta hơn.
Không chỉ thế, việc bài cúng trong buổi lễ khai trương này còn với mong muốn là đầu xuôi đuôi lọt. Vì vậy, nếu khởi đầu thuận lợi thì việc làm ăn, kinh doanh trong năm sẽ tốt và phát triển hơn.
Những điều quan trọng trước khi đọc bài cúng khai trương
Các điểm quan trọng khi khai trương
Để chuẩn bị cho lễ bài cúng được tốt và tươm tất nhất, bạn cần chuẩn bị những điều như sau:
-
Giờ giấc khai trương: Việc xem giờ nên phụ thuộc vào mệnh và tuổi của chủ cửa hàng để chọn được giờ đẹp cũng như tránh những thời điểm khắc với mình.
-
Đồ cúng khai trương: Đồ cúng cần có đầy đủ những loại cơ bản nhưng không thể thiếu bao gồm hương nhang (3 nén hương), hoa quả (nên chọn mâm ngũ quả), hoa tươi (hoa cúc hoặc hoa đồng tiền), bánh kẹo, vàng mã, xôi chè (có thể chọn 3 đĩa xôi, 3 đĩa chè), rượu, gà luộc…
-
Hướng đặt mâm: Bạn cần quan tâm đến phong thuỷ như vị trí của cửa hàng cũng như hướng đặt mâm cúng sao cho liên quan đến việc thu hút tài lộc, may mắn.
-
Hạ lễ cúng: Sau 1 tuần kể từ ngày bài cúng, chủ cửa hàng có thể dùng tiền vàng mã trên bàn thờ để đem đi hóa vàng, đây là thời điểm phù hợp để bạn hạ và mời mọi người thụ lễ.
Những lưu ý khi khai trương kinh doanh
Các lưu ý khi thực hiện bài cúng
Bên cạnh những điều quan trọng cần chuẩn bị, dưới đây là một số lưu ý bạn cần lưu ý để mọi thứ diễn ra suôn sẻ:
-
Chủ cửa hàng kinh doanh nên là người thực hiện bài cúng khai trương để cầu chúc may mắn, tài lộc cho chính bản thân mình.
-
Nên đạt mâm bài cúng tại sân ngoài trời ngay trước cửa hàng kinh doanh. Nó như một hình thức xin phép hoạt động với thần linh trước khi bạn bước chân vào buôn bán tại đây. Và khi thực hiện xong lễ cúng thì cũng là lúc chủ cửa hàng được các vị thần nơi đây cho phép bắt đầu công việc của mình.
-
Liệt kê đầy đủ những thứ cần thiết và kiểm lại một lần nữa trước khi bày biện trong ngày. Nếu thiếu bất kỳ thứ quan trọng nào vào đúng này thì cũng rất gấp và khó để bạn có thể bổ sung kịp thời.
-
Hãy đặt tâm của mình vào từng lời cúng, thành tâm và tỉ mỉ nắn nót với từng câu nói của mình đẻ các vị thần linh thấu cảm và lắng nghe.
Những câu hỏi thường gặp về cúng khai trương
Câu hỏi 1: Cúng khai trương là gì?
- Trả lời: Cúng khai trương là một nghi lễ quan trọng được tổ chức khi bắt đầu kinh doanh, mở cửa hàng, công ty hoặc văn phòng mới. Mục đích của lễ cúng khai trương là cầu xin Thần Tài, Thổ Địa và các vị thần linh cai quản khu vực phù hộ cho công việc kinh doanh được thuận lợi, phát đạt, may mắn và tránh những điều xui xẻo. Đây là nét văn hóa tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là trong giới kinh doanh, buôn bán.
Câu hỏi 2: Cúng khai trương cần chuẩn bị những lễ vật gì?
- Trả lời: Lễ vật cúng khai trương thường bao gồm: mâm ngũ quả, hoa tươi (thường là hoa cúc, hoa đồng tiền), nhang đèn, vàng mã, trầu cau, bánh kẹo, rượu trắng, trà, nước, thuốc lá. Ngoài ra, nhiều người còn chuẩn bị thêm xôi, gà luộc, heo quay (tùy theo quy mô và điều kiện). Một số nơi còn cúng thêm bánh chưng, bánh tét vào dịp khai trương đầu năm. Tùy vào tín ngưỡng và quy mô, lễ vật có thể được điều chỉnh linh hoạt.
Câu hỏi 3: Cúng khai trương vào thời điểm nào là tốt nhất?
- Trả lời: Thời điểm cúng khai trương tốt nhất thường được chọn dựa trên ngày giờ hoàng đạo, hợp tuổi với gia chủ hoặc người đứng tên kinh doanh. Nhiều người thường xem ngày giờ tốt theo phong thủy hoặc nhờ thầy xem để chọn thời khắc “khai môn” may mắn nhất. Đầu năm (sau Tết) hoặc ngày đầu tiên mở cửa hàng là thời điểm phổ biến để cúng khai trương. Việc chọn giờ đẹp giúp gia chủ hy vọng thu hút tài lộc và khởi đầu suôn sẻ.
Câu hỏi 4: Ai là người thực hiện nghi lễ cúng khai trương?
- Trả lời: Người thực hiện nghi lễ cúng khai trương thường là gia chủ, chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh. Nếu muốn trang trọng hơn, nhiều nơi mời thầy cúng hoặc người có kinh nghiệm để tiến hành nghi lễ. Khi cúng, người chủ phải khấn vái, trình bày ý nguyện và mời các vị thần linh về chứng giám, phù hộ cho công việc làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
Câu hỏi 5: Sau khi cúng khai trương, có cần mời khách hàng hoặc đối tác đến chung vui không?
- Trả lời: Thông thường, sau khi hoàn tất lễ cúng khai trương, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng sẽ tổ chức buổi tiệc nhỏ, mời khách hàng, đối tác, bạn bè đến chung vui. Đây là dịp để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới, tạo mối quan hệ tốt đẹp và thu hút khách hàng ngay từ ngày đầu mở cửa. Tùy theo quy mô, buổi lễ có thể đơn giản hoặc tổ chức long trọng với âm nhạc, múa lân để tăng thêm phần may mắn, thu hút sự chú ý.
Kết luận
Bên trên là những thông tin về bài cúng khai trương mà bạn cần biết. Mong rằng thông qua một số chia sẻ ở bài viết này, người đọc sẽ nắm được tầm quan trọng cũng như những bước cần chuẩn bị cùng một số lưu ý trong ngày khai trương. Và để việc hoạt động về sau được thuận lợi, hãy tỉ mỉ, cẩn thận ngay từ các bước ban đầu.