Mua nhà giấy tay luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong quá trình gia dịch. Tuy nhiên, vì một vài lý do như giá rẻ hoặc tin tưởng người bán mà không ít người vẫn chấp nhận điều này. Vậy làm sao để mua nhà đất giấy tay đảm bảo được sự an toàn, bảo vệ được quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Hãy cùng Blog Bất Động Sản tìm hiểu nhé!
Nội dung chính:
Mua nhà giấy tay là gì?
Giấy viết tay trong các giao dịch nhà đất được hiểu là loại giấy tờ mua bán nhà đất do bên bán và bên mua tự lập. Họ tự trao đổi, tự thỏa thuận hình thức mua bán, giá cả và ký kết dựa trên cơ sở tự nguyện, tin tưởng lẫn nhau.
Mua nhà giấy tay là gì?
Giấy tờ mua bán này không hề có sự can thiệp của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Do đó, chúng không hề có tính pháp lý nên tồn tại rất nhiều rủi ro xảy ra.
Kinh nghiệm mua nhà giấy tay an toàn nhất
Kinh nghiệm mua nhà bằng giấy tay an toàn nhất
Để hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro, bạn cần tham khảo một số kinh nghiệm mua nhà giấy tay sau:
Quan sát lối đi vào ngôi nhà định mua có phải đất thổ cư hay không?
Khi mua nhà đất, điều đầu tiên, bạn cần quan sát cẩn thật kỹ lối đi vào nhà xem phần đất đó có phải là đất thổ cư không. Nếu lối đi này thuộc chủ quyền của người khác hoặc nằm trong dự án quy hoạch, đất lấn chiếm thì bạn không có quyền gì với khu vực đó. Khi chủ đất thực sự xây dựng, mặc nhiên, căn nhà của bạn sẽ không có lối vào.
Xác minh giữa phần đất và phần nhà
Để an toàn khi giao dịch mua nhà, bạn cần phải xác minh phần đất và phần nhà. Liệu nhà đó đã có thông báo cấp số nhà hay chưa. Một kinh nghiệm mua nhà bằng giấy viết tay, bạn nên yêu cầu người bán đưa ra các giấy tờ chứng thực, những thông tin liên quan.
Kiểm tra kỹ thông tin của người bán
Kiểm tra kỹ thông tin của người bán
Đừng vội vàng trao niềm tin cho người bán. Bởi trong xã hội ngày nay “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”, chỉ cần một chút chủ quan, tin người mù quáng, bạn rất dễ gặp phải rủi ro, tiền mất tật mang.
Vì vậy, bạn phải nắm rõ thông tin cá nhân của người bán: họ tên chứng minh thư, thông tin cơ bản của họ khi liên hệ lúc cần thiết. Trong trường hợp, nhà là tài sản chung, khi ký giấy mua bán, bạn phải yêu cầu tất cả những người sở hữu ký vào nhằm tránh phát sinh tranh chấp sau này.
Giấy tờ mua bán viết tay cần có đủ thông tin
Dù là giấy viết tay nhưng nội dung trong bản giao dịch đó cũng phải có đầy đủ các thông tin cơ bản. Chúng gồm: thông tin cá nhân của bên mua và bên bán, thông tin về căn nhà (vị trí, diện tích, không gian bên trong,…), giá bán, phương thức thanh toán, người làm chứng,…
Thực hiện lập vi bằng giao dịch
Một kinh nghiệm mua bán nhà đất bằng giấy tay nữa để nâng cao sự an toàn đó chính là việc lập vi bằng. Lập vi bằng là việc cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức có thẩm quyền như văn phòng thừa phát lại công nhận giao dịch của bạn đã diễn ra. Họ sẽ là bên thứ 3 bảo vệ quyền lợi cho bên mua khi có tranh chấp xảy ra.
Giữ toàn bộ giấy tờ nhà bản gốc
Sau khi mua nhà bằng giấy tay thì bạn phải giữ toàn bộ giấy tờ liên quan tới quyền sở hữu ngôi nhà đó. Đồng thời, bạn nên giữ thêm bản sao giấy tờ tùy thân của bên bán để dễ dàng liên lạc khi cần.
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất viết tay
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o———
HỢP ĐỒNG MUA BÁN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ SỞ HỮU NHÀ
Hôm nay, ngày …… tháng ……… năm …………
Tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi gồm:
I/ BÊN BÁN/CHUYỂN NHƯỢNG (sau đây gọi tắt Bên A):
Chồng: Ông………………………………………….Sinh năm ……………………………………………………….
CMND số…………………………….. do…………………………… cấp ngày ……………………………………..
Đăng ký thường trú tại :……………………………………………………………………………………………
Và vợ: Bà…………………………………………… Sinh năm …………………………………………………………
CMND số…………………………….. do…………………………… cấp ngày ……………………………………..
Đăng ký tạm trú tại :…………………………………………………………………………………………………
II/ BÊN MUA/NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (sau đây gọi tắt Bên B):
Chồng: Ông………………………………………….Sinh năm ……………………………………………………….
CMND số…………………………….. do…………………………… cấp ngày …………………………………….
Đăng ký thường trú tại :……………………………………………………………………………………………
Và vợ: Bà…………………………………………… Sinh năm ………………………………………………………..
CMND số…………………………….. do…………………………… cấp ngày …………………………………….
Đăng ký thường trú tại :……………………………………………………………………………………………
Hai bên thoả thuận, tự nguyện cùng nhau lập và ký bản hợp đồng này để thực hiện việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở với những điều khoản sau
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng
1. Đối tượng của hợp đồng này là ngôi nhà số: …………….. đường………………………….. phường/xã……………….. quận/huyện………………….thành phố/tỉnh…………………………… có thực trạng như sau :
2. Nhà ở :
– Tổng diện tích sử dụng: …………………………………………..m2
– Diện tích xây dựng: ………………………………………………..m2
– Diện tích xây dựng của tầng trệt: ………………………………..m2
– Kết cấu nhà: …………………………………………………………
– Số tầng: ……………………………………………………………..
3. Đất ở :
– Thửa đất số: ………………………………………………………..
– Tờ bản đồ số: ………………………………………………………
– Diện tích: …………………………………………………………….m2
– Hình thức sử dụng riêng: ………………………………………….m2
4. Các thực trạng khác:
(phần diện tích nằm ngoài chủ quyền; diện tích vi phạm quy hoạch, trong đó phần diện tích trong lộ giới)
5. Ông ……………………………..và Bà………………………..là chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở nêu trên theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số……ngày….. tháng……năm…..
Do …………………………………………………………………….cấp
Điều 2: Gía cả, phương thức thanh toán và thời hạn thực hiện
1.Giá mua bán toàn bộ diện tích nhà đất ở nói trên đã được hai bên thoả thuận là:…………….đ.
(Ghi bằng chữ:………………………………………………………..) và không thay đổi vì bất cứ lý do gì.
2. Phương thức thanh toán:
Hai bên (Bên A và Bên B) đã cùng thống nhất sẽ thực hiện việc thanh toán tổng giá trị mua bán
Nhà đất ở theo 01 đợt, cụ thể như sau:
* Đợt 1: Giao toàn bộ số tiền là ………………………đ cho bên Bán.
* Khi trả tiền sẽ ghi giấy biên nhận do các bên cùng ký xác nhận.
Điều 3. Cam kết của các bên
Bên bán và Bên mua chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam kết sau đây:
1. Bên bán cam kết :
- Hỗ trợ, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để hai bên cùng tiến hành các thủ tục hành chính pháp lý cần thiết khi thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu nhà theo qui định của pháp luật.
- Bảo quản căn nhà đã bán trong thời gian chưa bàn giao nhà cho bên mua.
- Bàn giao nhà và các thiết bị cho Bên B đúng thời hạn. Cung cấp cho bên B tất cả các chi tiết liên quan đến nhà bán (hồ sơ công trình phụ, hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy, camera quan sát…)
- Cam kết căn nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình, không bị tranh chấp và không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ pháp lý với bất kỳ bên thứ ba nào khác tại thời điểm mua bán.
- Có quyền không giao nhà nếu bên B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn đã thỏa thuận.
- Yêu cầu bên B thanh toán tiền mua nhà đúng theo thời gian đã thỏa thuận.
- Các quyền và nghĩa vụ khác của bên bán nhà ( ngoài những điều nêu trên) theo qui định tại Bộ luật dân sự và Luật nhà ở.
2. Bên mua cam kết:
– Nhận giấy tờ sở hữu nhà và nhận bàn giao nhà đúng hạn và phù hợp với tình trạng được nêu tại hợp đồng mua bán nhà.
– Trả tiền mua nhà theo đúng thỏa thuận. Nếu chậm thanh toán thì phải chịu trả thêm tiền lãi như đã thỏa thuận.
– Yêu cầu bên bán hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hoàn tất thủ tục chuyển giao quyền sở hữu nhà theo qui định của pháp luật.
– Các quyền và nghĩa vụ khác của bên mua nhà (ngoài những điều nêu trên) theo qui định tại Bộ luật dân sự và luật Nhà ở. hoc ke toan thuc hanh
3. Hai bên cùng cam kết:
– Đã khai đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin về nhân thân đã ghi trong hợp đồng;
– Kể từ ngày ký hợp đồng này, không bên nào được sử dụng bản chính “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” số …………ngày…………tháng………..năm……….do ……………………………….cấp cho Ông ……………………… và vợ là Bà……………………………………..
để thực hiện thế chấp, bảo lãnh, mua bán, tặng cho, trao đổi, kê khai làm vốn doanh nghiệp hoặc các giao dịch khác với bất kỳ hình thức nào cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu.
– Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng; nếu bên nào vi phạm mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường cho bên kia hoặc cho người thứ ba (nếu có).
BÊN A (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
BÊN B (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Hôm nay, ngày …….. tháng ………. năm ……….. , tại: ………………………………………………………………………
Tôi , Công chứng viên phòng Công chứng số …………. tỉnh (thành phố)…………………………………………….
CÔNG CHỨNG:
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được giao kết giữa bên A là ………………………………… và bên B là ………………………………………..; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng;
– Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– ………………………………………………………………………………………………………………………………………………
– Hợp đồng này được làm thành ………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ……..trang), giao cho:
+ Bên A …… bản chính;
+ Bên B ……. bản chính;
Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số ………………………….., quyển số …………….TP/CC-SCC/HĐGD.
CÔNG CHỨNG VIÊN (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
Những câu hỏi thường gặp về mua nhà giấy tay
Câu hỏi 1: Mua nhà giấy tay có được pháp luật công nhận không?
- Trả lời: Nhà giấy tay là những căn nhà chỉ giao dịch thông qua giấy tờ viết tay giữa bên mua và bên bán, không được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Vì vậy, mua nhà giấy tay không được pháp luật công nhận, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được cấp sổ đỏ, sổ hồng và không có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó.
Câu hỏi 2: Mua nhà giấy tay có nguy hiểm không?
- Trả lời: Việc mua nhà giấy tay tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Bạn có thể bị mất trắng số tiền đã giao dịch nếu bên bán không thực hiện đúng cam kết hoặc có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, nhà giấy tay thường không đủ điều kiện tách thửa, chuyển nhượng, thế chấp ngân hàng, và rất khó để sang tên, hợp thức hóa quyền sở hữu sau này. Vì vậy, người mua nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện giao dịch dạng này.
Câu hỏi 3: Có cách nào hợp thức hóa nhà giấy tay không?
- Trả lời: Trong một số trường hợp, nhà giấy tay có thể được hợp thức hóa, nhưng phải đáp ứng các điều kiện như: phù hợp quy hoạch, không nằm trong diện giải tỏa, tranh chấp, hoặc đất có nguồn gốc rõ ràng. Người mua cần làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nếu đủ điều kiện theo quy định. Tuy nhiên, quá trình này phức tạp, kéo dài và không chắc chắn nên cần tham khảo ý kiến luật sư hoặc chuyên gia pháp lý.
Câu hỏi 4: Vì sao nhiều người vẫn mua nhà giấy tay dù biết rủi ro?
- Trả lời: Nguyên nhân chính khiến nhiều người vẫn mua nhà giấy tay là giá rẻ hơn nhiều so với nhà có sổ đỏ, phù hợp với những người có tài chính hạn chế. Bên cạnh đó, một số người mua nhà giấy tay do tin tưởng vào mối quan hệ cá nhân, thân quen với người bán hoặc do nhà thuộc diện không đủ điều kiện cấp sổ nhưng vẫn có nhu cầu ở. Tuy nhiên, lợi ích trước mắt không đảm bảo an toàn lâu dài, người mua cần cân nhắc kỹ.
Câu hỏi 5: Khi mua nhà giấy tay cần lưu ý những gì để giảm rủi ro?
- Trả lời: Nếu buộc phải mua nhà giấy tay, bạn cần lưu ý: kiểm tra kỹ thông tin pháp lý của đất và nhà, đảm bảo không có tranh chấp, không thuộc diện quy hoạch hoặc giải tỏa. Lập hợp đồng giấy tay có người làm chứng, ghi rõ thông tin hai bên. Tốt nhất nên nhờ luật sư hỗ trợ soạn thảo giấy tờ, kiểm tra pháp lý. Tuy nhiên, rủi ro vẫn rất cao, vì vậy nên cân nhắc chọn mua nhà có giấy tờ hợp lệ để đảm bảo quyền lợi.
Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm mua nhà giấy tay an toàn nhất mà bạn nên nắm rõ trước khi đưa ra quyết định quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ tự tin hơn khi tham gia giao dịch, đồng thời giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Để cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm, mẹo hay và thông tin mới nhất về bất động sản, đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi mỗi ngày nhé! Chúc bạn sớm tìm được ngôi nhà ưng ý và an toàn như mong muốn!