Đất HNK là gì? Đất HNK và đất CLN khác nhau như thế nào?

Cập Nhật Kiến Thức

HNK là một trong những ký hiệu trong bản đồ địa chính hay các bản đồ nhà đất hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhưng, không phải ai cũng biết được HNK đất là gì? Giữa đất HNK và đất CLN có gì khác biệt?,…

Hãy cùng Blog Bất Động Sản tìm hiểu về khái niệm Đất HNK là gì? Và những thông tin liên quan nhé!

Đất HNK là gì? Đất HNK và đất CLN khác nhau như thế nào?

Đất HNK là gì?

Theo bộ luật đất đai năm 2013, đất đai hiện nay ở Việt Nam chia thành ba nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Và đất HNK thuộc nhóm đất nông nghiệp – Là loại đất trồng các loại cây công nghiệp ngắn hạn dưới 1 năm như: Mía, khoao, sắn, ngô, dâu tằm,…

Ngoài đất HNK thì đất nông nghiệp còn có các loại đất khác như: Đất chuyên sản xuất lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất nương để trồng lúa. Đất bằng và đất nương rẫy dùng để trồng những loại cây hàng năm. Đất để sản xuất rừng, đất rừng phòng hộ, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối,…

Đất CLN và HNK khác nhau như thế nào?

Vì đất CLN và đất HNK thuộc nhóm đất nông nghiệp nên có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 loại đất này với nhau. Sau đây là điểm phân biệt giữa 2 loại đất này, mời bạn tham khảo:

Đất HNK

Loại đất này dùng để sản xuất những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn. Thời gian không quá 1 năm như mía, đay, cói hay cây các loại hoa màu. Những loại này sẽ được thu hoạch theo mùa vụ.

Đất HNK là gì? Đất HNK và đất CLN khác nhau như thế nào?

Đất CLN

Đây là loại đất dùng để trồng những loại cây lâu năm. Những loài này sẽ có thời gian sinh trưởng dài hạn trên 1 năm. Các loại cây này sẽ chỉ được trồng một lần nhưng phát triển và thu hoạch trong vòng nhiều năm. Đó là cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lấy gỗ hay cây bóng mát.

Xem thêm về đất CLN: Đất CLN là gì? Thủ tục chuyển đổi từ đất CLN sang đất ở chuẩn nhất

Quy định sử dụng đất HNK như thế nào?

Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam, các loại đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhưng phải nhận được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Và các loại đất có thể chuyển đổi bao gồm:

  • Chuyển đất trồng lúa thành đất trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản hay làm muối;
  • Chuyển đất sản xuất cây hàng năm khác thành đất nuôi thủy sản nước mặn, đất làm muối. Hoặc cũng có thể là đất nuôi trồng thủy sản với hình thức đầm, ao, hồ.
  • Chuyển đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất thành đất sử dụng cho mục đích khác trong nông nghiệp.
  • Chuyển đất để sản xuất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp.
  • Chuyển đổi đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng thành đất được Nhà nước thu tiền để sử dụng.
  • Chuyển đất phi nông nghiệp không phải đất ở thành đất thổ cư.
  • Chuyển đất công trình, đất công cộng để kinh doanh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không có mục đích thương mại sang đất thương mại. Chuyển đổi đất kinh doanh thương mại, dịch vụ, đất công trình sang đất sản xuất.

Khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK

1. Giấy tờ cần chuẩn bị gồm những gì?

Những hồ sơ cần chuẩn bị khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp này là chuyển đổi mục đích sử dụng HNK sang nhóm đất khác gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất có liên quan.

Đất HNK là gì? Đất HNK và đất CLN khác nhau như thế nào?

2. Trình tự các bước đăng ký chuyển đổi sử dụng đất HNK

Bước 1: Nộp hồ sơ

Đầu tiên, các cá nhân hay hộ gia đình muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần tiến hành nộp hồ sơ. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận những giấy tờ này.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

  • Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được tiếp nhận và xử lý.
  • Trong trường hợp hồ sơ bị thiếu, không hợp lệ thì cơ quan sẽ thông báo. Sau đó hướng dẫn cá nhân làm lại hồ sơ. Thời gian diễn ra trong vòng 3 ngày theo quy định.

Bước 3: Xử lý, giải quyết hồ sơ

  • Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh thực địa nếu cần. Tiếp theo là xác nhận vào đơn đăng ký, xác nhận vào giấy chứng nhận mục đích sử dụng đất.
  • Chỉnh lý và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
  • Thời gian không quá 15 ngày để chỉnh lý và giải quyết hồ sơ với vùng đồng bằng. Và không quá 25 ngày đối với vùng miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

3. Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK

Hiện nay, theo điều luật mà Nhà nước đã quy định, chi phí chuyển đổi sẽ được xác định như sau:

Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

Những câu hỏi thường gặp về đất nông nghiệp

Câu hỏi 1: Đất nông nghiệp là gì?

  • Trả lời: Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước quy định sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng, đóng vai trò trực tiếp trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối… Việc sử dụng đất nông nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đúng mục đích và đúng quy hoạch.

Câu hỏi 2: Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu?

  • Trả lời: Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được quy định theo Luật Đất đai hiện hành. Thông thường, đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được giao để trồng cây hàng năm có thời hạn sử dụng là 50 năm. Sau khi hết hạn, nếu người sử dụng có nhu cầu tiếp tục sử dụng, Nhà nước sẽ xem xét gia hạn hoặc giao đất lại. Một số loại đất như đất trồng cây lâu năm hoặc đất rừng sản xuất cũng có thời hạn tương tự. Tuy nhiên, đất nông nghiệp giao cho tổ chức, doanh nghiệp có thể có thời hạn ngắn hơn tùy theo dự án.

Câu hỏi 3: Đất nông nghiệp có được phép chuyển sang đất ở không?

  • Trả lời: Đất nông nghiệp hoàn toàn có thể chuyển đổi sang đất ở nếu phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Người sử dụng đất cần làm hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, nộp thuế, phí theo quy định. Việc chuyển đổi này giúp đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, nhà ở nhưng cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quỹ đất nông nghiệp quốc gia.

Câu hỏi 4: Thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính như thế nào?

  • Trả lời: Thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính dựa trên diện tích, loại đất và mục đích sử dụng. Hiện nay, theo chính sách của Nhà nước, nhiều hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm khuyến khích sản xuất và giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên, đối với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất vào mục đích kinh doanh nông nghiệp hoặc không trực tiếp sản xuất, thuế suất sẽ được tính theo quy định cụ thể của từng địa phương.

Câu hỏi 5: Mua bán đất nông nghiệp có cần công chứng, sang tên không?

  • Trả lời: Việc mua bán đất nông nghiệp bắt buộc phải được lập thành hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo tính pháp lý. Sau khi công chứng, các bên phải thực hiện thủ tục sang tên (đăng ký biến động) tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Ngoài ra, giao dịch mua bán đất nông nghiệp phải phù hợp quy hoạch, không vi phạm hạn mức sử dụng đất và tuân thủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Qua bài viết này, Blog Bất Động Sản hi vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu được cơ bản về đất HNK là gì? Và nó có gì khác với đất CLN mà nhiều người hay nhầm lẫn. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích hoặc có vấn đề gì chưa ổn hay để lại bình luận bên dưới bài viết để đóng góp cho chúng tôi phát triển trang web thành một kênh thông tin có giá trị về lĩnh vực bất động sản nhé!

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *