Đất đai là một trong những loại tài sản lớn của con người nên rất được quan tâm. Chính vì vậy, Nhà nước luôn chú trọng và không ngừng hoàn thiện bộ luật đất đai. Từ đó bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm mà người dân cần phải thực hiện. Vậy nguồn gốc sử dụng đất là gì, cách chứng minh nguồn gốc đất hợp pháp như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Blog Bất Động Sản giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Đất đai là tài sản lớn của con người nên rất được quan tâm.
Nội dung chính:
Nguồn gốc sử dụng đất là gì?
Nguồn gốc sử dụng đất là khái niệm vô cùng quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên hiểu rõ. Bởi nếu không nắm được sẽ ảnh hưởng đến chính quyền lợi của bản thân. Thường nguồn gốc sử dụng đất sẽ được ghi rõ trong các loại giấy chứng nhận được Nhà nước cung cấp như sổ đỏ, sổ hồng,…
Việc giấy chứng nhận ghi rõ nguồn gốc sử dụng đất giúp:
-
Nhà nước và người dân biết được mảnh đất đó có nguồn gốc, hình thành từ đâu.
-
Người dân biết được quyền lợi và lợi ích hợp pháp mà mình được thừa hưởng.
Đất có nguồn gốc thì người sở hữu đất có quyền:
-
Quyền chuyển nhượng.
-
Quyền chuyển đổi.
-
Quyền thừa kế.
-
Quyền tặng cho.
-
Quyền góp vốn.
-
Quyền thế chấp.
-
…
Ngoài ra, người sử dụng đất còn được bồi thường trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất.
Nắm rõ khái niệm nguồn gốc sử dụng đất đem lại nhiều lợi ích.
3 bước chứng minh nguồn gốc đất hợp pháp
Để được cấp sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người dân phải chứng minh nguồn gốc đất hợp pháp. Việc này cũng không quá khó khăn khi bạn thực hiện đúng và đầy đủ 3 bước sau:
Bước 1: Chứng minh đất được sử dụng ổn định
Đầu tiên khi chứng minh nguồn gốc sử dụng đất đó là xác thực việc sử dụng đất ổn định. Điều này được cấp bởi GCNQSDĐ tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai năm 2003 quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong đó nêu rõ, đất sử dụng ổn định là việc chỉ dùng đất thường xuyên vào một mục đích nhất định. Thời gian sẽ được tính từ lúc sử dụng đất vào mục đích cho đến khi cấp giấy chứng nhận.
Bước 2: Cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ
Tại Khoản 2 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 yêu cầu người dân phải cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ khi làm sổ đỏ:
-
Giấy tờ về quyền sử dụng đất: Các loại giấy này phải được cấp trước ngày 15/10/1993. Tất cả đều phải do cơ quan thẩm quyền cấp thì mới có hiệu lực.
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời: Được cấp trước ngày 15/10/1993 và phải có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính của Nhà nước.
-
Giấy thừa kế, tặng cho: Loại giấy này là đối với những đất có nguồn gốc từ việc cho tặng như nhà tình nghĩa, nhà tình thương,…
-
Giấy chuyển nhượng: Được UBND cấp xã xác nhận đã có quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993.
-
Giấy thanh lý, hóa giá nhà ở: Giấy tờ mua nhà thuộc quyền sở hữu Nhà nước.
-
Các loại giấy tờ sử dụng đất khác: Tất cả phải được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của pháp luật.
Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ có liên quan.
Bước 3: Sử dụng đất nhưng không có các loại giấy từ ở bước 2
Nhiều trường hợp có quyền sử dụng đất nhưng không có đầy đủ các loại giấy tờ ở bước 2 thì cần chuẩn bị:
-
Hộ khẩu thường trú.
-
Chứng minh việc sử dụng đất trong thời gian dài để sản xuất nông – lâm nghiệp.
-
Giấy xác nhận sử dụng đất ổn định có xác nhận từ chính quyền địa phương nơi sinh sống.
-
…
Kết luận
Nguồn gốc sử dụng đất là yếu tố then chốt trong việc xác định quyền sở hữu và sử dụng đất đai. Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về khái niệm nguồn gốc sử dụng đất và các cách chứng minh hợp pháp. Hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, pháp luật đất đai luôn có những thay đổi, do đó, bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất để đảm bảo tính chính xác và phù hợp.