Mua bán nhà đất được biết như một quá trình tiền đến tay thì giấy tờ sang tên. Nhưng chính những thực trạng như vậy đã khiến không ít các vụ sự cố hay lừa đảo xảy ra nếu người mua không nắm rõ về nhà đất mình muốn mua. Vậy cụ thể một quy trình mua bán nhà đất bao gồm những gì? Hãy cùng với Blog Bất Động Sản tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nắm rõ quy trình mua bán nhà đất sẽ giúp người mua/bán tránh được các rủi ro không đáng có
Nội dung chính:
Đặt cọc trước cho bên bán
Đây được xem là việc đầu tiên bắt buộc phải làm khi tiến hành mua bán đất đai. Bởi vì theo quy định của pháp luật, cụ thể là luật dân sự 2015 cũng đã nêu rõ: “Việc đặt cọc là giao cho bên kia một khoản tiền hoặc các vật có giá trị khác trong thời hạn để đảm bảo thực hiện và giao kết hợp đồng”.
Đối với mua bán đất đai thì việc đặt cọc thường được diễn ra khi có sự đồng ý thỏa thuận của 2 bên bán và mua. Hợp đồng sẽ được lập và người mua có trách nhiệm phải tiến hành đặt cọc cho người bán. Bình thường thì hiện nay hơp đồng có thể được viết bằng giấy hoặc hợp đồng có sẵn có người làm chứng.
Một số người tinh ý và kỹ hơn sẽ tiến hành đi công chứng và chứng thực hợp hợp đồng với các cơ quan có trách nhiệm để tránh rủi ro về sau.
Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
CMND, sổ hộ khẩu… là các loại giấy tờ bắt buộc cần có khi tiến hành mua bán nhà đất
Sau khi tiến hành đặt cọc xong, thì người bán có trách nhiệm chuẩn bị sẵn hợp đồng chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất lại cho người mua. Hợp đồng này phải được tiến hành công chứng hoặc chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền ở đây là phòng công chứng và UBND xã nơi miếng đất tọa lạc.
Khi đến ngày chuyển nhượng thì 2 bên mua và bán cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
-
Bên bán gồm: CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký hôn nhân và giấy xác nhận hôn nhân, giấy tờ chứng minh tài sản thuộc sở hữu của mình hay được cho tặng, hợp đồng soạn sẵn, phí công chứng.
-
Bên mua gồm: CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký hôn nhân, hợp động soạn sẵn và các khoản phí có thể phải chịu.
Khi đã chuẩn bị đủ giấy tờ thì 2 bên sẽ tiến hành đến văn phòng công chứng và UBND nơi có sở hữu miếng đất để họ có thể tiến hành rõ soát, kiểm chứng và soạn thảo hợp đồng theo đúng quy định pháp luật và minh bạch cho cả người mua và bán.
Đến cơ quan pháp lý làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho bên mua
Người mua sẽ có trách nhiệm phải đóng các loại thuế theo quy định nhà nước
Việc tiếp theo sau khi đã được công chứng và chứng thực hồng đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rồi thì một trong hai bên sẽ tiến hành gửi hồ sơ lên các cơ quan có thẩm quyền để có thể tiến hành sang tên quyền sử dụng đất.
Hầu hết hiện nay các địa phương đều có thể sang tên quyền sử dụng đất. Người nộp hồ sơ chỉ cần nộp hồ sơ cho văn phòng đăng ký đất đai thông thường sẽ là bộ phận 1 cửa của UBND cấp huyện để họ có thể tiến hành xem xét, cập nhật tình trạng giấy tờ. Sau khi dò xét chính xác thì sẽ tiến hành sang tên cho bên mua nhà đất theo đúng quy định pháp luật
Bước cuối cùng đó chính là nộp thuế và lệ phí, thường sẽ có 2 loại là thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ. Người nộp hồ sơ sẽ có trách nhiệm phải đóng 2 loại thuế này với mức chi phí là:
-
Thuế thu nhập cá nhân: Đối với nhà đất hiện nay là 2%/giá chuyển nhượng
-
Thuế trước bạ: 0,5%/giá tính lệ phí được dán ở bảng giá ở UBND các cấp.
Những câu hỏi thường gặp về mua bán nhà đất
Câu hỏi 1: Làm thế nào để xác minh tính pháp lý của một bất động sản?
- Trả lời: Để xác minh tính pháp lý của bất động sản, bạn cần kiểm tra các giấy tờ quan trọng như sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), quy hoạch khu vực, và các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu. Có thể yêu cầu chủ nhà cung cấp bản sao công chứng của giấy tờ hoặc trực tiếp kiểm tra thông tin tại Văn phòng Đăng ký Đất đai. Ngoài ra, bạn nên nhờ luật sư hoặc chuyên gia bất động sản tư vấn để đảm bảo giao dịch an toàn.
Câu hỏi 2: Các loại chi phí cần lưu ý khi mua bán nhà đất là gì?
- Trả lời: Khi giao dịch mua bán nhà đất, bạn cần tính đến các khoản chi phí như thuế thu nhập cá nhân (2% giá trị chuyển nhượng), lệ phí trước bạ (0,5% giá trị bất động sản), phí công chứng hợp đồng, phí thẩm định giá (nếu có), và các chi phí phát sinh khác như môi giới, dịch vụ pháp lý. Để tránh phát sinh chi phí ngoài dự kiến, bạn nên trao đổi rõ với các bên liên quan trước khi ký hợp đồng.
Câu hỏi 3: Cần lưu ý gì khi đặt cọc mua nhà đất?
- Trả lời: Khi đặt cọc mua nhà đất, cần có hợp đồng đặt cọc rõ ràng, ghi đầy đủ thông tin về số tiền đặt cọc, thời gian thực hiện hợp đồng chính thức, và các điều khoản liên quan. Hợp đồng nên có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên để đảm bảo tính pháp lý. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin người bán để tránh rủi ro bị lừa đảo.
Câu hỏi 4: Quy trình mua bán nhà đất gồm những bước nào?
- Trả lời: Quy trình mua bán nhà đất thường gồm các bước: (1) Tìm hiểu thông tin bất động sản và thương lượng giá, (2) Ký hợp đồng đặt cọc, (3) Công chứng hợp đồng mua bán tại văn phòng công chứng, (4) Nộp hồ sơ sang tên tại Văn phòng Đăng ký Đất đai, (5) Nộp thuế và lệ phí, (6) Nhận sổ đỏ hoặc sổ hồng đứng tên chủ sở hữu mới.
Câu hỏi 5: Có nên mua nhà đất thông qua môi giới không?
- Trả lời: Việc mua nhà đất thông qua môi giới có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm, thương lượng và xử lý giấy tờ. Tuy nhiên, bạn cần chọn môi giới uy tín, có chứng chỉ hành nghề, và nên ký hợp đồng rõ ràng về phí dịch vụ để tránh tranh chấp sau này.
Kết luận
Qua các thông tin trên thì các bạn cũng đã nắm được rõ hơn phần nào về quy trình mua bán nhà đất hiện nay. Việc nắm rõ sẽ giúp người mua sẽ tránh trường hợp bị lừa gạt và dẫn đến các sự cố đáng tiếc xảy ra.