Đất đai ở Việt Nam hiện nay được chia thành 3 nhóm chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong từng nhóm lại được chia thành nhiều loại đất nhỏ và có các ký hiệu riêng biệt trên bản đồ địa chính. Vậy đất ODT là gì? Đặc điểm của đất ODT như thế nào? Đó là câu hỏi được nhiều người tìm hiểu đặc biệt là những ai đang quan tâm đến lĩnh vực bất động sản.
Hãy cùng Blog Bất Động Sản tìm hiểu về loại đất ODT trong bài viết này nhé!
Nội dung chính:
Đất ODT là gì?
Đất ODT thuộc nhóm đất phi nông nghiệp – là đất ở đô thị, thuộc loại đất thổ cư. Theo quy định của bộ Tài Nguyên và môi trường thì đất ODT bao gồm đất dùng để xây nhà ở. Xây dựng các công trình phục vụ đời sống sinh hoạt con người,…nằm trong các khu đô thị (nội ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã hay thị trấn).
Đất ODT thuộc chính sách của nhà nước, được nhà nước phê duyệt với những quy định về chính sách quản lí sử dụng và những điều khoản riêng trong luật đất đai. Chủ sở hữu đất ODT có quyền mua bán, sử dụng hoặc chuyển nhượng theo quy định của nhà nước.
Tìm hiểu về đặc điểm riêng của đất ODT
Đất ODT được dùng để xây nhà ở (hoặc làm ao, hồ, vườn, cảnh quan,… thuộc cùng một miếng đất với nhà ở) đã được cơ quan nhà nước phê duyệt. Ngoài ra còn có thể dùng để xây dựng những công trình với mục đích phục vụ đời sống tiện nghi cho cư dân.
Để đảm bảo sự thuận tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người trong khu vực. Đất ODT phải được bố trí đồng bộ với diện tích đất của các công trình cảnh quan công cộng. Điều này còn nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị sạch, đẹp.
Chủ sở hữu phải căn cứ theo thông tin quy hoạch đất của địa phương mà sử dụng đất ODT tại nơi đó cho phù hợp với yêu cầu của nhà nước.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp thành phố sẽ căn cứ vào quỹ đất hiện có và thông tin quy hoạch đất ở địa phương để đưa ra quyết định về hạn mức đất ODT cho mỗi hộ gia đình.
Khi muốn chuyển đổi mục đích đất ODT đang ở để xây dựng cở sở sản xuẩt kinh doanh thì phải tuân thủ các qui định về an ninh trật tự, bảo vệ môi trường đô thị của cơ quan nhà nước. Công trình xây dựng phải phù hợp với định hướng qui hoạch của tỉnh, thành phố.
Đất ODT có thời hạn sử dụng và có giá đền bù khi bị giải toả hay không?
- Đất ODT thuộc loại đất ở nên thường có thời hạn sử dụng rất lâu dài tuỳ theo qui định, định hướng quy hoạch tại từng tỉnh và thành phố. Vậy đất ODT vẫn có thời hạn sử dụng nhưng thời gian lâu dài hơn những loại đất khác.
- Trong trường hợp khi cần giải toả các khu đất ODT với mục đích sử dụng để xây các công trình quốc phòng, an ninh,… thuộc sở hữu của nhà nước, thì chủ sở hữu vẫn sẽ được đền bù theo giá đất qui định của nhà nước.
Ưu điểm của loại đất ODT
Đất ODT có lợi thế cạnh tranh cao, thời hạn sở hữu lâu dài nên khá thu hút hơn so với các loại hình đất khác.
Nhu cầu của mọi người mua càng nhiều và tỉ suất cho thuê tốt nên đất ODT có giá trị cao hơn các loại đất khác.
Loại đất này là khu vực để tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao. Ở đây người dân chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Những trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá đều tập trung ở đây. Từ đó góp vai trò thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, xã hội của khu đô thị đó.
Trong nhiều năm trở lại đây giá trị của đất ODT đều tăng lên từ 5-20% mỗi năm
Những lợi thế trên cho thấy việc đầu tư vào các dự án đất ODT ở nước ta rất tiềm năng. Có khả năng phát triển hơn trong tương lai, mang lại nhiều lợi ích cho mọi người.
Lưu ý khi sử dụng đất ODT
Như đã nêu trên thì đất ODT là đất thổ cư nằm trong ranh giới của các khu đất đô thị. Người sở hữu các thửa đất ODT có thể sử dụng khai thác đất theo qui định của luật pháp hiện hành.
Nếu có như cầu muốn mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng thì chủ sở hữu có thể liên hệ với chính quyền địa phương. Cụ thể chính quyền ở đây là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hay thành phố đang quản lí trực tiếp khu đất đó để có thể tìm hiểu nắm rõ thông tin quy hoạch mà thay đổi mục đích sử dụng cho chính xác. Hoặc sẽ được tư vấn về các thủ tục của việc chuyển đổi, mua bán một cách nhanh chóng nhất.
Nhằm tránh việc tự ý xây dựng công trình, thay đổi mục đích sử dụng khi chưa tìm hiểu kĩ thông tin quy hoạch cũng như quy định của nhà nước của về đất ODT tại khu vực đó.
Những câu hỏi thường gặp về đất ở đô thị
Câu hỏi 1: Đất ở đô thị là gì?
- Trả lời: Đất ở đô thị là loại đất thuộc khu vực nội thành, nội thị, thị trấn được Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống. Khác với đất ở nông thôn, đất ở đô thị thường có giá trị cao do vị trí thuận tiện, cơ sở hạ tầng đầy đủ như đường sá, điện nước, trường học, bệnh viện… Loại đất này còn được sử dụng để xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Khi sở hữu đất ở đô thị, người dân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và có thể thực hiện các quyền như chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp… theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc xây dựng trên đất ở đô thị phải tuân thủ quy hoạch chi tiết và giấy phép xây dựng hợp lệ từ cơ quan chức năng.
Câu hỏi 2: Đất ở đô thị có thời hạn sử dụng bao lâu?
- Trả lời: Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, đất ở đô thị được sử dụng lâu dài, ổn định và không có thời hạn. Điều này có nghĩa là quyền sử dụng đất của người dân không bị giới hạn về thời gian, miễn là họ sử dụng đúng mục đích, không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường theo quy định. Việc sử dụng lâu dài giúp chủ sở hữu đất an tâm khi đầu tư xây dựng, sinh sống lâu dài, và có thể truyền lại cho con cháu.
Câu hỏi 3: Đất ở đô thị có được chuyển nhượng, tặng cho không?
- Trả lời: Có, đất ở đô thị hoàn toàn được phép chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp theo quy định pháp luật. Điều kiện để thực hiện các giao dịch này là đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và không đang trong tranh chấp, kê biên thi hành án hoặc bị hạn chế quyền sử dụng. Khi chuyển nhượng hay tặng cho, hai bên phải thực hiện hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực, và nộp thuế, lệ phí theo quy định. Sau khi hoàn thành thủ tục, người nhận chuyển nhượng, tặng cho sẽ được cấp sổ đỏ mới đứng tên họ.
Câu hỏi 4: Đất ở đô thị có được xây dựng nhà ở hay công trình khác không?
- Trả lời: Có, đất ở đô thị được phép xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống nhưng phải tuân theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và quy định về giấy phép xây dựng. Trước khi xây dựng, chủ sở hữu cần xin giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền như UBND quận/huyện. Các yếu tố về mật độ xây dựng, chiều cao, kiến trúc, khoảng lùi… phải đảm bảo đúng theo quy hoạch đô thị nhằm giữ mỹ quan chung và an toàn cho khu dân cư. Nếu xây dựng sai phép, trái phép, công trình có thể bị xử phạt và buộc tháo dỡ.
Câu hỏi 5: Đất ở đô thị có được chuyển đổi sang mục đích kinh doanh không?
- Trả lời: Đất ở đô thị có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thương mại, dịch vụ để kinh doanh nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Người sử dụng đất cần nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính như nộp tiền sử dụng đất, thuế… Sau khi được cấp phép, chủ sở hữu mới có quyền xây dựng công trình phù hợp mục đích kinh doanh như cửa hàng, văn phòng, khách sạn… Tuy nhiên, việc chuyển mục đích này phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt.
Kết luận
Hi vọng bài viết này sẽ giúp quý độc giả có thêm thông tin về đất ODT là gì? Đặc điểm của loại đất ODT là như thế nào? Từ đó thu thập cho mình những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và làm việc trong tương lai.
Nếu thấy bài viết hữu ích hoặc chưa ổn chỗ nào? Đừng ngại để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến. Qua đó giúp cho Blog Bất Động Sản ngày càng hoàn thiện trở thành một kênh thông tin có giá trị cho mọi người.