Đất nông nghiệp là gì? Đất nông nghiệp có chuyển được sang đất thổ cư hay không? Là những câu hỏi được nhiều người mong muốn giải đáp. Hãy cùng Blog Bất Động Sản tìm hiểu về nhóm đất nông nghiệp trong bài viết này nhé!

Nội dung chính:
1. Đất nông nghiệp là gì?
Đất nông nghiệp là loại đất có mục đích sử dụng để sản xuất nông nghiệp, bao gồm: Trồng chọt, chăn nuôi, trồng rừng,…là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành “Nông – Lâm Nghiệp”.
Theo Luật Đất đai năm 2013, Đất nông nghiệp là một trong 3 nhóm đất chín: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó, đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất như:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm.
- Đất rừng sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ.
- Đất rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thủy sản.
- Đất làm muối.
- Đất nông nghiệp khác.
Để hiểu hơn về đất nông nghiệp khác bạn có thể tìm hiểu tại bài viết: Đất NKH là gì? Đất nông nghiệp khác có được cấp Sổ đỏ không?

2. Đất nông nghiệp có được chuyển sang đất thổ cư không?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất ở phải xin phép UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Mặc dù có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không phải khi nào cũng được chuyển, vì UBND cấp huyện chỉ đồng ý chuyển khi kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho phép chuyển. Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định rõ tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 như sau:
“1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.
Như vậy, hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất ở nếu có quyết định “cho phép chuyển mục đích sử dụng đất” của UBND cấp huyện nơi có đất.
3. Hồ sơ, thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
- Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Nếu địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.
- Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 4: Xử lý yêu cầu
Bước 5: Trả kết quả
Thời gian thực hiện:
- Không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
- Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
4. Những câu hỏi thường gặp về đất nông nghiệp
Câu hỏi 1: Đất nông nghiệp là gì?
- Trả lời: Đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng chủ yếu cho mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, và các hoạt động phục vụ phát triển nông nghiệp khác. Đây là nguồn tài nguyên thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, đất nông nghiệp được phân loại chi tiết thành nhiều nhóm đất như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, v.v.
Câu hỏi 2: Có những loại đất nông nghiệp nào?
- Trả lời: Đất nông nghiệp được phân thành nhiều loại chính theo mục đích sử dụng, bao gồm: đất trồng cây hàng năm (như lúa, hoa màu), đất trồng cây lâu năm (như cà phê, cao su), đất rừng sản xuất (trồng rừng lấy gỗ, nguyên liệu), đất nuôi trồng thủy sản (ao, hồ, đầm nuôi cá, tôm), và đất làm muối. Ngoài ra, đất nông nghiệp còn có thể bao gồm đất sử dụng cho các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp như hệ thống tưới tiêu, chuồng trại chăn nuôi.
Câu hỏi 3: Ai được quyền sử dụng đất nông nghiệp?
- Trả lời: Theo pháp luật Việt Nam, quyền sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước trao cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, và cộng đồng dân cư để thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Người sử dụng đất nông nghiệp có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho trong phạm vi quy định của Luật Đất đai. Tuy nhiên, việc sử dụng đất phải đúng mục đích và theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Câu hỏi 4: Đất nông nghiệp có được chuyển đổi sang đất ở không?
- Trả lời: Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở là hoàn toàn có thể thực hiện, nhưng phải tuân thủ đúng quy trình và điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể, người sử dụng đất phải làm hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất và được cơ quan có thẩm quyền (như UBND cấp huyện, tỉnh) phê duyệt. Việc chuyển đổi phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển đô thị và nông thôn của địa phương.
Câu hỏi 5: Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu?
- Trả lời: Theo Luật Đất đai hiện hành, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân thường là 50 năm. Tuy nhiên, tùy vào loại đất và đối tượng sử dụng, thời hạn này có thể khác nhau. Ví dụ, đất nông nghiệp giao cho tổ chức có thể có thời hạn ngắn hơn hoặc dài hơn, theo từng dự án cụ thể. Khi hết thời hạn, người sử dụng có thể xin gia hạn tiếp nếu có nhu cầu và phù hợp với quy hoạch.
5. Kết luận
Hi vọng thông qua bài viết này đã giúp quý độc giả hiểu được: đất nông nghiệp là gì? Đất nông nghiệp có được chuyển sang đất ở được không? Từ đó biết thêm thật nhiều kiến thức hay và bổ ích trong lĩnh vực bất động sản.