ONT là ký hiệu được đề cập đến trong bản đồ địa chính, đây là loại đất rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Vậy đất ONT là gì? Đất ONT có những quy định pháp luật nào? Đất ONT có thời hạn sử dụng là bao lâu?,…Trong bài viết này, Blog Bất Động Sản sẽ chia sẻ về chủ đề “Đất ONT” mời bạn cùng tham khảo:
Nội dung chính:
- Đất ONT là gì?
- Giải đáp những câu hỏi liên quan về đất ONT hiện nay
- Những câu hỏi thường gặp về đất ở nông thôn
- Câu hỏi 1: Đất ở nông thôn là gì? Có khác gì với đất ở đô thị không?
- Câu hỏi 2: Đất ở nông thôn có được xây nhà không?
- Câu hỏi 3: Đất ở nông thôn có được chuyển nhượng, mua bán không?
- Câu hỏi 4: Hạn mức đất ở nông thôn được cấp tối đa là bao nhiêu m2?
- Câu hỏi 5: Có được xây nhà xưởng, kho bãi trên đất ở nông thôn không?
- Kết Luận
Đất ONT là gì?
Đất ONT là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, là từ viết tắt của của đất tại khu vực nông thôn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đất ONT bao gồm đất xây dựng nhà ở, đất ao vườn, đất xây dựng công trình phục vụ đời sống.
Hãy đơn giản hơn nó là đất ở nông thôn, bao gồm:
- Đất ở tại khu vực nông thôn do cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng.
- Đất được sử dụng để xây dựng nhà ở hoặc các công trình khác phục vụ cuộc sống.
- Đất thuộc khu dân cư nông thôn dùng để xây ao, vườn, chuồng trại cùng trong thửa đất.
Xem thêm các ký hiệu loại đất trong bài viết: Bản đồ địa chính – Giải mã Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính
Giải đáp những câu hỏi liên quan về đất ONT hiện nay
1. Quy định về sử dụng đất ONT
Trước khi sử dụng đất ONT, bạn cần nắm được một số quy định về loại đất này để không vướng phải những rắc rối của pháp luật như sau:
- Mỗi cá nhân, hộ gia đình sẽ được UBND cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất ONT để làm nhà ở tại khu vực nông thôn. UBND tỉnh sẽ căn cứ dựa trên quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quỹ đất của địa phương.
- Kế hoạch sử dụng đất cũng như sự phân bổ đất ONT trong quy hoạch phải đồng bộ với quy hoạch công trình sự nghiệp, công trình công cộng. Việc làm này giúp đời sống của nhân dân được đảm bảo, quá trình sản xuất được thuận lợi và đảm bảo vệ sinh môi trường theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
- Diện tích tối thiểu được tách thửa để làm đất ở đối với đất ONT phải phù hợp với điều kiện và phong tục tập quán của địa phương.
- Nhà nước cần có những chính sách tạo điều kiện để người dân sinh sống ở nông thôn có thể tận dụng đất trong những khu dân cư có sẵn, hạn chế việc mở rộng khu dân cư ở nông thôn trên đất nông nghiệp.
2. Thời hạn sử dụng đất ONT và khi bị giải tỏa thì có được đền bù không?
Đất ONT thuộc loại đất dùng để ở do cá nhân, hộ gia đình sử dụng nên thường có thời hạn sử dụng lâu dài tuỳ theo quy định, định hướng quy hoạch tại từng tỉnh, thành phố. Vậy đất ONT vẫn có thời hạn sử dụng nhưng có thời gian sử dụng lâu dài.
Trong trường hợp khi cần giải tỏa các khu đất ODT với mục đích sử dụng để xây các công trình quốc phòng, an ninh,… thuộc sở hữu của nhà nước, thì chủ sở hữu vẫn sẽ được đền bù theo giá đất quy định của nhà nước.
3. Đất ở nông thôn ONT có phải đất thổ cư không?
Đất ở nông thôn và đất thổ cư là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, rất dễ nhầm lẫn nên bạn phải cẩn thận chú ý. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác nhau giữa đất ở tại nông thôn và đất thổ cư qua khái niệm của chúng.
Như ở phần trên Trần Đức Phú cũng đã nêu rõ khái niệm của đất ở nông thôn là đất chỉ thuộc ở khu vực nông thôn, bao gồm các loại đất dùng để xây dựng nhà ở, đất ao, vườn, đất xây dựng các công trình khác… phục vụ đời sống trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn.
Còn đất thổ cư hiểu một cách đơn giản đó là đất ở. Đất thổ cư bao gồm cả đất ở tại nông thôn (ONT) và đất ở tại đô thị (ODT).
Người dân thường sử dụng tên gọi đất thổ cư là thuật ngữ chung cho đất ở và không phân biệt cụ thể, rõ ràng là đất ở khu vực nông thôn hay đất ở tại đô thị nên mọi người thường xuyên nhầm lẫn là vì vậy.
4. Đất ONT có được xây nhà không?
Vì là đất ở nên đất ONT chắc chắn được xây nhà. Theo quy định điểm 2.1 tại Mục 1, Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT như sau:
- Đất ở là đất chỉ dùng để làm nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống của con người như đất vườn, ao,…gắn liền với nhà ở trên cùng mảnh đất thuộc khu dân cư và đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm cả đất ở tại nông thôn (ONT) và đất ở tại đô thị (ODT).
- Trường hợp đất để ở nhưng có kết hợp thêm mục đích là kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp (kể cả chung cư có mục đích hỗn hợp) thì bên cạnh việc thống kê mục đích sử dụng là đất dùng để ở thì phải thống kê luôn cả mục đích phụ là đất kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp.
Những câu hỏi thường gặp về đất ở nông thôn
Câu hỏi 1: Đất ở nông thôn là gì? Có khác gì với đất ở đô thị không?
- Trả lời: Đất ở nông thôn là loại đất được quy định để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn. Theo Luật Đất đai 2013, đất ở nông thôn (ký hiệu là ONT) được Nhà nước công nhận và cấp sổ đỏ cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng hợp pháp. Điểm khác biệt lớn nhất giữa đất ở nông thôn và đất ở đô thị là vị trí địa lý và một số quy định về quản lý xây dựng. Ở nông thôn, diện tích đất thường lớn, giá thành rẻ hơn, các yêu cầu về mật độ xây dựng và khoảng cách công trình không khắt khe như ở đô thị. Tuy nhiên, khi xây dựng, người dân vẫn phải xin phép cơ quan chức năng theo đúng quy định.
Câu hỏi 2: Đất ở nông thôn có được xây nhà không?
- Trả lời: Đất ở nông thôn hoàn toàn được phép xây nhà ở, vì đây là loại đất có mục đích chính là phục vụ nhu cầu nhà ở của người dân tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trước khi xây dựng, người dân cần xin giấy phép xây dựng từ cơ quan chức năng, trừ trường hợp thuộc diện miễn giấy phép theo quy định pháp luật (như xây nhà ở riêng lẻ ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết). Ngoài ra, cần lưu ý rằng việc xây dựng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. Nếu xây dựng trái phép hoặc sai mục đích, sẽ bị xử lý vi phạm và buộc tháo dỡ công trình.
Câu hỏi 3: Đất ở nông thôn có được chuyển nhượng, mua bán không?
- Trả lời: Đất ở nông thôn hoàn toàn được phép chuyển nhượng, mua bán theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc là mảnh đất đó phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hợp pháp và không vướng tranh chấp, kê biên hay quy hoạch treo. Khi giao dịch, hai bên cần lập hợp đồng mua bán có công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã/phường, sau đó thực hiện thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai. Việc mua bán đất ở nông thôn cần kiểm tra kỹ thông tin pháp lý để tránh rủi ro về sau.
Câu hỏi 4: Hạn mức đất ở nông thôn được cấp tối đa là bao nhiêu m2?
- Trả lời: Hạn mức đất ở nông thôn được cấp tối đa phụ thuộc vào quy định của từng địa phương và được UBND cấp tỉnh ban hành cụ thể. Theo thông lệ, hạn mức đất ở nông thôn thường lớn hơn đất ở đô thị, phổ biến từ 300m² đến 1.000m² tùy khu vực. Một số vùng ven đô hoặc nơi quy hoạch phát triển có thể quy định hạn mức thấp hơn. Khi người dân xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào hạn mức này để xét duyệt. Vì vậy, khi có ý định mua đất hoặc xin cấp sổ đỏ, nên tìm hiểu rõ hạn mức tại địa phương.
Câu hỏi 5: Có được xây nhà xưởng, kho bãi trên đất ở nông thôn không?
- Trả lời: Theo quy định, đất ở nông thôn chủ yếu dùng để xây dựng nhà ở và công trình phụ trợ phục vụ sinh hoạt gia đình. Nếu muốn xây dựng nhà xưởng, kho bãi nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh thì cần thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thương mại, dịch vụ hoặc đất sản xuất phi nông nghiệp theo quy định. Việc xây dựng nhà xưởng trái phép trên đất ở nông thôn sẽ bị xử phạt hành chính và buộc khôi phục hiện trạng ban đầu. Do đó, trước khi tiến hành xây dựng, người dân nên tìm hiểu kỹ và xin phép để tránh rắc rối pháp lý về sau.
Kết Luận
Bài viết trên đây đã giải nghĩa giúp bạn đất ONT là gì? Và những thắc mắc liên quan đến đất ONT được nhiều người quan tâm. Hi vọng bài viết hữu ích với quý độc giả và nếu có gì thắc mắc hay chưa rõ về đất ONT hãy để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng thảo luận nhé!
Xin cảm ơn đã ghé thăm Blog!