Trong văn hóa Việt Nam, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên mà còn là cách để gìn giữ những giá trị văn hóa quý báu. Đặc biệt, việc sử dụng bàn thờ tam cấp trong không gian thờ cúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Bàn thờ tam cấp không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng trong việc tưởng nhớ đến những người đã khuất mà còn thể hiện sự tôn kính và lòng thành kính của con cháu. Vậy, ý nghĩa bàn thờ tam cấp là gì? Làm thế nào để chọn lựa bàn thờ tam cấp hợp phong thủy, và gia chủ cần sắp xếp bàn thờ này như thế nào cho hợp lý? Hãy cùng Blog Bất Động Sản khám phá những thông tin hữu ích về chủ đề này trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính:
Ý nghĩa bàn thờ tam cấp
Bạn sẽ thấy bàn thờ tam cấp xuất hiện nhiều ở nhà thờ tổ, nhà thờ họ. Ngoài ra, những gia đình thờ cúng tổ tiên và thờ Phật cũng sử dụng bàn thờ tam cấp.
Bàn thờ tam cấp gồm có 3 tầng, được thiết kế có chân đứng. Ý nghĩa của bàn thờ tam cấp được hình thành dựa trên cấp bậc, vai vế của người được thờ cúng. Điều này còn giúp con cháu đời sau ý thức được cội nguồn của mình. Đây là một hình thức dạy con cháu về phả hệ của dòng họ.
Ý nghĩa bàn thờ tam cấp và văn hóa thờ cúng của Việt Nam
Tương ứng với mỗi cấp trên bàn thờ sẽ có cách bày trí như sau:
-
Tầng cao nhất: Tầng này có diện tích nhỏ. Đây là nơi thờ Phật và đặt bài vị, di ảnh của những người đã khuất có thứ bậc cao nhất. Ví dụ như cụ tổ, cụ kỵ,…
-
Tầng thứ hai: Tầng này là nơi thờ thần linh và đặt di ảnh của ông bà chủ đất
-
Tầng thứ ba: Tầng này là nơi thờ bà Cô ông Mãnh, gia tiên của chủ nhà
Cách chọn bàn thờ tam cấp hợp phong thủy
Gia chủ nên chọn bàn thờ có chân chắc chắn, được làm từ gỗ tốt để tránh mối mọt và giữ được chất lượng theo thời gian. Kích thước bàn thờ phải phù hợp với những đơn vị tính về cung Phúc, Hỉ, Lộc theo thước Lỗ Ban. Ngoài ra, kích thước giữa các tầng không được sai lệch.
Bàn thờ tam cấp thường được làm từ gỗ hương, gỗ gụ, gỗ mít. Ngoài tính thẩm mỹ, những loại gỗ này mang ý nghĩa tâm linh giúp tăng may mắn cho gia chủ.
Chủ nhà cũng cần lưu ý chọn bàn thờ có gờ chắn hoặc tấm chắn phía sau. Điều này giúp giữ cho đồ thờ không bị đổ, trơn trượt.
Cần lưu ý gì khi chọn bàn thờ tam cấp hợp phong thủy?
Sắp xếp bàn thờ tam cấp như thế nào
Khi hiểu được ý nghĩa bàn thờ tam cấp, gia chủ nên tìm hiểu về cách sắp xếp bàn thờ. Đầu tiên, bạn cần nắm được những vị trí không được đặt bàn thờ như nhà tắm, nhà vệ sinh hay gần cầu thang. Tránh đặt bàn thờ theo những hướng ngũ quỷ hoặc các nơi hút gió mạnh. Khi bố trí không gian đặt bàn thờ, không được sử dụng ánh sáng trắng.
Ý nghĩa của bàn thờ tam cấp là lời nhắc nhở con cháu về đạo lý uống nước nhớ ngoài. Bàn thờ là nơi gia chủ báo cáo với tổ tiên về đời sống, cầu nguyện những điều bình an, may mắn. Do đó, gia chủ cần lưu ý thêm một số điều sau:
-
Nếu gia chủ sử dụng bàn thờ tam cấp thờ gia tiên, gia chủ có thể dùng một bát hương lớn đặt ở bàn thờ hoặc chia thành các bát hương nhỏ đặt theo từng cấp. Số lượng bát hương phải là số lẻ. Không được đặt số bát hương là số chẵn.
-
Đồ thờ cúng đặt đúng vị trí, không được để lộn xộn. Ở mỗi tầng thờ, gia chủ đặt bát hương, bài vị, ảnh thờ, chén nước, mâm bồng,…. Ngoài ra, gia chủ có thể trang trí thêm lư hương, bình hoa, chân nến trên bàn thờ.
Sắp xếp bàn thờ tam cấp như thế nào?
Kết luận
Như vậy, bàn thờ tam cấp không chỉ đơn thuần là một không gian thờ cúng, mà còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi dòng tộc và gia đình. Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của bàn thờ tam cấp trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Việc chọn lựa và sắp xếp bàn thờ sao cho hợp phong thủy cũng góp phần làm tăng thêm sự trang nghiêm và linh thiêng cho không gian thờ cúng của gia đình. Đừng quên thường xuyên truy cập website: https://blogbatdongsan.vn/ để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn về chủ đề Phong Thủy & Bất Động Sản nhé!