Hiện nay, tranh chấp về mua bán/chuyển nhượng đất diễn ra khá phổ biến, một phần là do thực hiện việc mua bán/chuyển nhượng không đúng theo quy định của pháp luật. Đặc biệt đối với tranh chấp mua bán nhà đất thông qua vi bằng. Như vậy, để tránh không xảy ra những tranh chấp mua bán nhà đất thông qua vi bằng, chúng ta cần hiểu rõ vi bằng là gì? Tại sao phải lập vi bằng? Có nên mua bán nhà đất thông qua vi bằng không và những rủi ro khi mua nhà đất thông qua vi bằng thường gặp phải là gì?. Sau đây, hãy cùng Hãng Luật Quốc Tế Thành Công tìm hiểu nhé.

Vi bằng là gì? Những rủi ro khi mua nhà đất vi bằng là gì?

Vi bằng là gì?

Vi bằng là gì? Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Tại sao phải lập vi bằng?

Thứ nhất: Đối với sự kiện, hành vi được ghi nhận/xác nhận không thông qua vi bằng.

Thông thường khi xảy ra một sự kiện, hành vi cần được ghi nhận/xác nhận để làm chứng cứ, chúng ta thường mời người làm chứng để chứng kiến, nếu có tranh chấp xảy ra sẽ là nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền căn cứ để giải quyết. Tuy nhiên, những lời làm chứng đó có chính xác và đúng sự thật hay không thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phải xác minh lại trong một khoảng thời gian nhất định, có thể nhanh hoặc rất lâu. Thậm chí có những trường hợp thời gian chứng kiến hành vi, sự kiện quá lâu nên người làm chứng mô tả lại không trùng khớp dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết.

Thứ hai: Đối với sự kiện, hành vi ghi nhận/xác nhận được lập vi bằng.

Những sự kiện, hành vi xảy ra được văn phòng Thừa phát lại ghi nhận/xác nhận có mô tả bằng văn bản quay phim, chụp hình và ghi âm thực tế ngay tại thời điểm lập vi bằng và đã được đăng ký tại Sở tư pháp trong vòng 3 ngày kể từ ngày lập, đúng theo quy định của pháp luật nếu phát sinh tranh chấp sẽ có giá trị chứng cứ rất cao. Điều này đã được pháp luật quy định rõ là Nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án và các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy sự kiện, hành vi được ghi nhận/xác nhận nếu không có vi bằng, giá trị chứng cứ còn tùy thuộc vào việc xác minh lại của cơ quan có thẩm quyền còn đối với sự kiện, hành vi ghi nhận thông qua vi bằng đúng theo quy định của pháp luật thì giá trị chứng cứ rất cao.

Có được lập vi bằng tại nhà hay không?

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc lập vi bằng bắt buộc phải thực hiện tại văn phòng Thừa phát lại. Như vậy, nếu như cá nhân có yêu cầu lập vi bằng muốn lập tại nhà riêng hay ngoài văn phòng Thừa phát lại sẽ không vi phạm pháp luật. Do đó, giữa người có yêu cầu lập vi bằng và văn phòng Thừa phát lại sẽ thỏa thuận với nhau về địa điểm lập vi bằng và được ghi cụ thể trong Hợp đồng dịch vụ lập vi bằng.

Những rủi ro khi mua nhà đất vi bằng?

Tính pháp lý không rõ ràng

Trong thực tế vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn việc văn phòng Thừa phát lại được phép lập vi bằng làm chứng cho giao dịch mua bán đất sẽ có giá trị pháp lý như những văn bản được công chứng, chứng thực. Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì “Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác”. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì vi bằng chỉ làm chứng cho giao dịch mua bán đất và không có giá trị pháp lý như những văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác. Hơn nữa, việc mua bán nhà đất phải được công chứng, cho nên trường hợp dùng vi bằng để mua nhà đất sẽ không có giá trị pháp lý và không thể đảm bảo được tối đa quyền lợi của người mua.

Mức độ thanh khoản thấp

Việc mua bán nhà đất thông qua vi bằng thường rất phổ biến, thủ tục nhanh gọn, giá rẻ, dễ mua bán, do đó là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng về hình thức mua bán. Tuy nhiên, việc mua bán thông qua vi bằng gặp rất nhiều rủi ro, cụ thể: đất có thể cùng lúc bán cho nhiều người, đất thuộc quy hoạch, không đủ diện tích tách thửa, chưa có sổ… điều này dẫn đến việc dễ phát sinh tranh chấp nên có mức thanh khoản thấp.

Vi bằng là gì? Những rủi ro khi mua nhà đất vi bằng là gì?

Không thể thế chấp ngân hàng

Mua bán đất vi bằng do chưa được sang tên chính chủ, do đó xét về mặt pháp lý thì chưa được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp nên không thể thực hiện thế chấp tại ngân hàng. Khi không thuộc đối tượng được ngân hàng cho thế chấp rất khó khăn trong việc xoay vốn. Hơn thế nữa, đối với tài sản mua bán thông qua vi bằng rất khó bán ra thị trường do không có giá trị pháp lý và mang lại rủi ro cao.

Nguy cơ mất trắng

Như đã phân tích như ở trên, mua bán nhà đất thông qua vi bằng mang lại rủi ro rất cao, quyền lợi sẽ không được đảm bảo. Do đó, khi phát sinh tranh chấp trong mọi trường hợp có nguy cơ mất trắng tài sản vi bằng vì chưa phải là chính chủ hợp pháp đúng theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm:

Liên hệ với Luật Thành Công để được tư vấn miễn phí.

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp về lĩnh vực dân sự tại Hãng Luật Quốc tế Thành Công. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết nếu có câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp xin hãy liên hệ theo số hotline: 0963 766 477 hoặc email: congtyluatthanhcong@gmail.com để được tư vấn miễn phí. Đội ngũ Luật sư của Hãng Luật Quốc Tế Thành Công sẽ liên hệ lại với bạn và cung cấp thêm thông tin chi tiết trong thời gian sớm nhất, chính xác nhất.

CÔNG TY HÃNG LUẬT QUỐC TẾ THÀNH CÔNG

  • Luật sư tư vấn: Chủ tịch HĐTV Hồ Đặng Lâu – Ths.Lê Bá Thành
  • Website: https://luatthanhcong.com/
  • Trụ sở: Tầng trệt Số, 29/31 Lê Đức Thọ, Phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh 1: Số 004A-004B đường Bùi Công Trừng, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh 2: Số 1429 Đường Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0963 766 477 – 0931 060 668
  • EMAIL: congtyluatthanhcong@gmail.com
Bài viết liên quan