Kinh tế xã hội toàn cầu ngày càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều hành vi phạm tội liên quan tới tiền tệ, trong đó nổi bật nhất hiện nay là rửa tiền. Vậy, rửa tiền là gì? Dấu hiệu nhận biết hành vi rửa tiền hiện nay là như thế nào? Hãy cùng Blog Bất Động Sản tìm hiểu chi tiết hình thức này từ giải đáp của luật sư và chuyên gia nhé.
Rửa tiền và dấu hiệu nhận biết
Nội dung chính:
Rửa tiền là gì?
Rửa tiền là hành vi biến đổi thu nhập (tiền hoặc tài sản) bất hợp pháp thành tài sản hợp pháp. Những hành vi này được thực hiện tinh vi bằng các nghiệp vụ riêng kín đáo để tránh bị cơ quan công an phát hiện.
Mục đích của việc rửa tiền là che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập. Hình thức này hiện nay đã xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới, kể cả nhiều người nổi tiếng cũng từng bị phạt vì các hành vi rửa tiền.
Rửa tiền có quy trình rất tinh vi
Những đối tượng cần rửa tiền
Sau khi tìm hiểu thông tin rửa tiền là gì thì chúng ta có thể xếp những đối tượng thực hiện hành vi này thành 3 nhóm:
-
Công chức Nhà nước hoặc tổ chức chính quyền có hành vi tham nhũng, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.
-
Đối tượng buôn bán ma túy, vũ khí trái phép, lao động không có hợp đồng,…
-
Doanh nghiệp, cá nhân muốn thực hiện hành vi trốn thuế.
Các hình thức rửa tiền phổ biến
Hiện nay rửa tiền được ví như một “ngành công nghiệp” bất hợp pháp vì vậy có rất nhiều hình thức, tổ chức thực hiện hành vi này. Thậm chí còn có nhiều người đứng ra làm công việc rửa tiền cho tổ chức, cá nhân một cách chuyên nghiệp.
Theo đó, các tổ chức thường thực hiện hành vi rửa tiền thông qua các hình thức như: chuyển sang nước ngoài, mua sắm các sản phẩm – dịch vụ rồi khai gian giá trị, thành lập công ty ma (không có thật), nhượng quyền tài sản – thu nhập cho người thân,….
Dấu hiệu nhận biết hành vi rửa tiền là gì?
Các hành vi rửa tiền ngày càng phức tạp và có nhiều thủ đoạn tinh vi nên việc nhận ra là không hề đơn giản. Tùy theo mức độ tinh vi và quy mô của tổ chức rửa tiền mà sẽ cần nhiều hay ít thời gian để điều tra.
Dấu hiệu từ chuyển tiền bất thường
Khi cá nhân thực hiện mở nhiều tài khoản ngân hàng, tài khoản tiết kiệm khác nhau cùng thời điểm. Sau đó, các cá nhân tiếp tục thực hiện chuyển tiền tới một hoặc nhiều địa chỉ nhưng không ghi rõ thông tin hoặc giao dịch sử dụng các dịch vụ tài chính.
Chuyển tiền bất thường là một trong những dấu hiệu rửa tiền
Mỗi ngày 1 tài khoản có thể nhận về số tiền lớn từ nhiều tài khoản khác nhau hoặc một tài khoản chuyển khoản cho nhiều người mà không quan tâm tới chi phí. Tổng cộng các giao dịch trong vòng 6 tháng giao động từ 300 triệu đồng thì rất đáng nghi ngờ.
Dấu hiệu liên quan tới các hoạt động kinh doanh, buôn bán trái phép
Khi phát hiện ra các tổ chức, cá nhân kinh doanh Casino, đánh bài đổi thưởng, buôn bán ma túy, chất cấm,… vốn bị pháp luật nghiêm cấm thì rất có thể những đối tượng này cũng sẽ sử dụng hình thức rửa tiền để tránh bị tịch thu.
Dấu hiệu từ bất động sản, công ty ma, dịch vụ ảo
Những doanh nghiệp lớn, người nổi tiếng tại Châu Âu thường sử dụng cách thành lập công ty ma không hoạt động hoặc đầu tư vào bất động sản, các dịch vụ ảo để chuyển tài sản vào. Việc này sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp tránh khoản thuế lớn phải đóng.
Dấu hiệu từ chuyển tiền ra nước ngoài, đổi tiền hoặc mua bán bất thường
Nếu cá nhân có tình trạng đổi tiền mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn một cách gấp gáp, giá trị nhiều hoặc chuyển tiền ra nước ngoài mà không quan tâm tới chi phí thì rất có thể là dấu hiệu nhận biết hành vi rửa tiền.
Ngoài ra, một số cá nhân rửa tiền còn thực hiện các hành vi xuất hóa đơn ảo hoặc gian lận giá trị hàng hóa để trốn thuế.
Những câu hỏi thường gặp về rửa tiền
Câu hỏi 1: Rửa tiền là gì?
- Trả lời: Rửa tiền là hành vi hợp pháp hóa các khoản tiền hoặc tài sản có được từ những hoạt động phạm pháp như buôn bán ma túy, tham nhũng, gian lận tài chính, hối lộ,… nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của chúng. Mục đích của rửa tiền là biến đổi các tài sản phạm pháp thành tài sản hợp pháp để sử dụng trong nền kinh tế mà không bị nghi ngờ hay truy tố. Quá trình rửa tiền thường trải qua ba giai đoạn chính: (1) Đưa tiền vào hệ thống tài chính (Placement), (2) Che giấu nguồn gốc (Layering) và (3) Hòa nhập hợp pháp (Integration).
Câu hỏi 2: Rửa tiền diễn ra như thế nào?
- Trả lời: Rửa tiền thường diễn ra qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (Placement): Đưa tiền “bẩn” vào hệ thống tài chính như gửi ngân hàng, đầu tư vào kinh doanh. Giai đoạn 2 (Layering): Thực hiện các giao dịch phức tạp như chuyển khoản quốc tế, mua bán tài sản nhằm che giấu nguồn gốc. Giai đoạn 3 (Integration): Tái hòa nhập tiền đã “rửa sạch” vào nền kinh tế qua đầu tư bất động sản, kinh doanh, mua cổ phần, tiêu dùng xa xỉ.
Câu hỏi 3: Mục đích của việc rửa tiền là gì?
- Trả lời: Mục đích chính của rửa tiền là che giấu nguồn gốc phi pháp của tài sản và giúp những khoản tiền đó có thể sử dụng công khai mà không bị pháp luật xử lý. Người rửa tiền muốn “biến” tiền thu từ tội phạm thành hợp pháp để dùng vào việc kinh doanh, đầu tư, hoặc chi tiêu mà không bị nghi ngờ.
Câu hỏi 4: Tác hại của hành vi rửa tiền đối với xã hội là gì?
- Trả lời: Rửa tiền gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội, làm giảm niềm tin vào hệ thống tài chính, tạo điều kiện cho các tội phạm tiếp tục hoạt động. Nó làm méo mó các thị trường hợp pháp, gây cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời có thể khiến nền kinh tế bị kiểm soát bởi các tổ chức tội phạm, tham nhũng tràn lan, làm giảm hiệu quả quản lý của nhà nước.
Câu hỏi 5: Luật pháp Việt Nam quy định như thế nào về rửa tiền?
- Trả lời: Ở Việt Nam, rửa tiền là hành vi bị nghiêm cấm và truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định rõ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi rửa tiền. Mức phạt đối với tội phạm rửa tiền có thể lên tới 15 năm tù, phạt tiền và tịch thu tài sản liên quan. Các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty phải thực hiện các biện pháp kiểm soát giao dịch nghi ngờ để tránh tiếp tay cho rửa tiền.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề rửa tiền là gì? dấu hiệu nhận biết hành vi rửa tiền. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và tránh dính phải những hình thức trái với quy định pháp luật này.