Để tránh các rủi ro về tiền bạc cũng như pháp lý, việc ký kết hợp đồng là bước rất quan trọng và không thể thiếu trong các hoạt động mua bán bất động sản. Trong đó, hợp đồng đặt cọc mua đất chính là điều được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy nên, ngày hôm nay Blog Bất Động Sản xin được chia sẻ đến bạn những lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc. Đừng bỏ lỡ nhé!
Nội dung chính:
1. Hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản là gì?
Hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản là gì?
Khi mua bán bất động sản như nhà đất, nhà phố, đất nền thì các bên sẽ thường ký hợp đồng đặt cọc để cam kết sẽ thực hiện việc mua bán trong tương lai. Theo đó, hợp đồng đặt cọc nghĩa là việc 1 bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) 1 khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Gọi chung là tài sản đặt cọc trong 1 thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (Căn cứ Khoản 1, Điều 328, Bộ luật Dân sự 2015). Đặc biệt, số tiền đặt cọc không cố định, tùy theo sự thỏa thuận của bên mua và bên bán.
2. Những Lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc
Những Lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc
Sau đây là những lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mà bạn không thể bỏ lỡ
-
Hiểu rõ về đặt cọc để đảm bảo giao kết: Được hiểu đơn giản là bên mua sẽ thực hiện đặt cọc để giữ chỗ mà bên bán không thể bán nó cho ai khác
-
Hiểu rõ về đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng: Nghĩa là bên mua sẽ phải cọc trước 1 khoản tiền nhất định so với mức giá mua căn nhà đó để đảm bảo trong vòng 1 tuần từ ngày ký hợp đồng thì bên mua sẽ phải giao đủ cho bên bán. Trường hợp này, việc đặt cọc là để đảm bảo nghĩa vụ của 2 bên khi mua bán BĐS sẽ được thực hiện như hợp đồng đã ký kết
-
Đảm bảo 4 cam kết trước khi ký hợp đồng bao gồm: Đất không bị tranh chấp – không bị kê biên, đất không thuộc quy hoạch, đất có giấy chứng nhận hợp pháp, đất đang không thế chấp
-
Thực hiện công chứng: Hợp đồng đặt cọc mua đất không nằm trong các loại hợp đồng công chứng dựa theo luật pháp.Tuy nhiên, để tránh các rủi ro cũng như tranh chấp giữa bên mua và bên bán thì vẫn nên công chứng, chứng thực hoặc có người làm chứng
-
Mức tiền phải chịu khi huỷ hợp đồng: Khi từ chối giao kết theo hợp đồng đặt cọc nhà đất sẽ có mức phạt cụ thể. Theo đó, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc thì chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và 1 khoản tiền tương ứng giá trị tài sản đặt cọc. Trong trường hợp các bên có thoả thuận khác như không phạt cọc hoặc phạt cọc theo mức thấp hơn, cao hơn số tiền cọc thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó trong điều kiện nội dung thỏa thuận không được trái với luật pháp, đạo đức xã hội
Khi hợp đồng đặt cập được hình thành thì các bên đều có quyền và nghĩa vụ với nhau trong quan hệ hợp đồng song vụ. Nếu 1 bên vi phạm nghĩa vụ thì có thể gây thiệt hại cho bên kia. Vì thế, các bên có thể thỏa thuận đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện cho đúng nghĩa vụ.
Vừa rồi là những thông tin bổ ích về những lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mà Blog Bất Động Sản đã mang đến cho bạn. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được bạn trong các hoạt động giao dịch BĐS của mình. Xin cảm ơn và chúc các bạn sẽ gặp nhiều may mắn nhé!