Bàn thờ là nơi linh thiêng để thờ cúng tổ tiên do đó vệ sinh sạch sẽ bàn thờ hàng ngày là việc làm hàng ngày mà chúng ta thường làm. Tuy nhiên ít ai để ý việc lau bàn thờ bằng nước gì để cả năm gặp may mắn suôn sẻ. Vậy lau bàn thờ nên chọn dùng nước gì? Hãy cùng Blog Bất Động Sản tìm hiểu nhé!.
Bàn thờ
Nội dung chính:
Lau bàn thờ bằng: Nước ngũ vị hương
Nước ngũ vị hương với đặc trưng của 5 loại hương liệu tạo nên đó là: đinh hương, quế, hồi, bạch đàn, gỗ vang. Do vậy mà bản chất nước ngũ vị có tính nóng được xem là loại nước tốt nhất để lau dọn bàn thờ.
Thành phần nước ngũ vị hương
Theo phong thủy, những thảo mộc này có khả năng loại bỏ những vết bẩn, tà khí, xui xẻo những điều muộn phiền âu lo và nhường chỗ cho may mắn tài lộc.
Mùi thơm của nước ngũ vị hương còn có tác dụng chống ẩm mốc, xua đuổi côn trùng mang đến sự dễ chịu, bình yên. Ngũ vị hương này để xông nhà vào những dịp lễ Tết nhằm xua đuổi ma quỷ, xui xẻo và đem tài lộc, bình an, và may mắn đến cho gia chủ.
Lau bàn thờ bằng: Nước ấm
Nếu gia chủ là người bận rộn thì nước ấm là sự lựa chọn hàng đầu mà gia chủ nên dùng để lau dọn bàn thờ. Nước ấm có khả năng loại bỏ những mảng bám, bụi bẩn lâu ngày trên bàn thờ, trên các vật phẩm thờ cúng như , lọ hoa, đèn thờ,…
Nên đun sôi nước cho nước bớt nóng, sau đó dùng khăn sạch để lau bụi bẩn trên bàn thờ, sau đó dùng thêm một khăn mềm để lau lại, để bàn thờ được sạch sẽ nhất.
Lau bàn thờ bằng: Nước rượu pha gừng
Gừng là một nguyên liệu thường được dùng để lau dọn bàn thờ vì gừng có tính nóng. Do đó cước rượu pha gừng là một trong những loại nước dùng để lau dọn bàn thờ.
Nước rượu pha gừng
Rượu và gừng là hai loại thực phẩm có tính ẩm và khả năng khử mùi hiệu quả. Cách làm rất đơn giản đó là gia chủ chỉ cần đập dập 1- 2 củ gừng sau đó pha với rượu trắng mới là gia chủ đã có một loại nước lau bàn thờ chuẩn theo phong thủy.
Nước rượu pha gừng còn có công dụng làm bóng, tẩy sạch các vết bẩn, vết uế bám lâu ngày trên các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Không chỉ có tác dụng làm sạch rượu trắng và gừng còn có khả năng xua đuổi tà khí, những vận xui đeo bám gia đình. Đồng thời giúp đem đến cho gia chủ cùng các thành viên trong nhà gia đình những điều tốt lành, may mắn, công danh sự nghiệp thăng tiến, vạn sự được như ý.
Từ xa xưa có quan niệm cho rằng, rượu và gừng có khả năng xua đuổi tà ma, xua đuổi những thứ đen đủi, xui xẻo và không hay và đem đến những điều tốt lành, may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Lau bàn thờ bằng: Nước rượu pha tỏi
Cũng giống như nước rượu pha gừng, nước rượu pha tỏi cũng thường được dùng để lau dọn bàn thờ nhằm tiêu trừ tà khí, xui rủi mang tới luồng không khí mới mẻ, tươi vui cho cả gia đình.
Nước gừng pha tỏi
Cách làm khá đơn giản, chỉ cần bóc sạch vỏ tỏi và bỏ vào hũ rượu ngâm khoảng 7 đến 10 ngày là đã có được 1 hũ rượu tỏi để lau dọn bàn thờ, và các vật phẩm thờ cúng.
Để đơn giản hơn gia chủ có thể đập dập tỏi, sau đó pha chung với rượu trắng là đã có ngay cho mình nước rượu pha tỏi tiện dụng để lau dọn bàn thờ.
Những câu hỏi thường gặp về lau bàn thờ
Câu hỏi 1: Khi nào nên lau bàn thờ là tốt nhất?
- Trả lời: Việc lau bàn thờ nên được thực hiện vào những ngày quan trọng như trước ngày rằm, mùng một, các ngày lễ Tết hoặc dịp giỗ chạp. Đặc biệt, dịp cuối năm, việc lau dọn bàn thờ để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Ngoài ra, bạn cũng có thể lau bàn thờ định kỳ theo tuần hoặc tháng để giữ không gian thờ cúng luôn sạch sẽ, trang nghiêm. Tuy nhiên, nên tránh lau dọn vào những ngày xấu, ngày kỵ theo quan niệm dân gian. Trước khi lau, bạn nên thắp hương khấn xin phép tổ tiên, thần linh để thể hiện lòng thành kính.
Câu hỏi 2: Lau bàn thờ cần chuẩn bị những gì?
- Trả lời: Để lau bàn thờ đúng cách, bạn cần chuẩn bị: nước sạch (tốt nhất là nước ấm hoặc nước ngũ vị hương), khăn sạch (nên để riêng, chỉ dùng cho bàn thờ), chậu nước nhỏ, giấy hoặc khăn khô để lau lại. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn nhang (hương), đèn để thắp trước khi bắt đầu lau dọn. Nếu bàn thờ có tượng, bài vị, lưu ý không được làm rơi đổ và nên lau nhẹ nhàng, cẩn trọng. Không nên sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh vì có thể ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của không gian thờ cúng.
Câu hỏi 3: Có cần khấn vái trước khi lau bàn thờ không?
- Trả lời: Có, theo phong tục truyền thống, trước khi lau bàn thờ, gia chủ nên thắp nhang và khấn vái để xin phép ông bà, tổ tiên, thần linh cho phép dọn dẹp bàn thờ. Việc khấn này nhằm thể hiện lòng thành kính, tránh phạm phải điều kiêng kỵ. Lời khấn có thể đơn giản, bày tỏ ý định lau dọn để giữ cho bàn thờ sạch đẹp, mong được ông bà, thần linh chứng giám và phù hộ. Sau khi hương tàn hoặc cháy gần hết, bạn có thể bắt đầu công việc lau dọn.
Câu hỏi 4: Có những kiêng kỵ gì khi lau bàn thờ?
- Trả lời: Khi lau bàn thờ, có một số kiêng kỵ bạn cần chú ý: không lau dọn khi chưa xin phép thần linh, tổ tiên; không làm đổ vỡ đồ thờ cúng; không di chuyển bài vị, tượng thờ khi không cần thiết; không dùng khăn bẩn, cũ; không lau bàn thờ khi cơ thể chưa sạch sẽ. Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ “đèn đỏ” được khuyên không nên lau dọn bàn thờ. Ngoài ra, nên tránh nói cười, đùa giỡn khi đang lau dọn để giữ sự tôn nghiêm.
Câu hỏi 5: Nên lau bàn thờ bằng nước gì là tốt nhất?
- Trả lời: Theo truyền thống, nên dùng nước sạch để lau bàn thờ, tốt nhất là nước ấm hoặc nước ngũ vị hương (pha từ các loại thảo mộc như quế, hồi, đinh hương, gừng…). Nước ngũ vị hương mang ý nghĩa thanh tẩy, làm sạch bụi bẩn, đồng thời mang lại hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết. Tuyệt đối không dùng hóa chất tẩy rửa mạnh, tránh làm mất sự linh thiêng. Sau khi lau bằng nước ấm hoặc nước ngũ vị hương, bạn nên dùng khăn khô sạch để lau lại một lần nữa, giữ cho bàn thờ khô ráo, gọn gàng.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết trên sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc nên lau bàn thờ bằng nước gì? Các bạn có thể chọn một trong các loại nước trên để lau dọn bàn thờ cho phù hợp, giúp tổ tiên phát tài, phát lộc, cuộc sống may mắn, bình an.