Điểm quan trọng khi tìm hiểu luật về giấy ủy quyền mới nhất hiện nay

Kiến Thức

Ủy quyền là hình thức khi một người có quyền (hoặc nghĩa vụ) thực hiện một giao dịch hay hoạt động nhưng không có đủ điều kiện hoặc khả năng thực hiện nên chuyển quyền cho một người khác thay thế. Để cụ thể hóa điều này, người ủy quyền cần viết giấy ủy quyền, tuy nhiên cần phải tuân theo các quy định pháp luật. Vậy, những quy định này là gì? Hãy cùng Blog Bất Động Sản tìm hiểu luật về giấy ủy quyền mới nhất hiện nay qua bài viết này nhé.

Điểm quan trọng khi tìm hiểu luật về giấy ủy quyền mới nhất hiện nay

Tìm hiểu luật về giấy ủy quyền mới nhất hiện nay

Quy định về hình thức thực hiện giấy ủy quyền

Trong Bộ luật dân sự 2015 có quy định rõ ràng cá nhân, tổ chức có thể ủy quyền dưới nhiều hình thức như lời nói hoặc văn bản. Tuy nhiên, để được thừa nhận cũng như đảm bảo tính pháp lý tốt nhất thì mọi người nên sử dụng ủy quyền bằng văn bản.

Điểm quan trọng khi tìm hiểu luật về giấy ủy quyền mới nhất hiện nay

Có nhiều hình thức ủy quyền khác nhau

Trong văn bản lại được chia thành giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Nếu như hợp đồng ủy quyền là kết quả của sự thỏa thuận pháp lý 2 bên thì giấy ủy quyền chấp nhận hành vi pháp lý cả 1 và 2 bên.

Về mặt pháp luật quy định thì giấy ủy quyền không kèm theo các quy định đền bù như hợp đồng ủy quyền.

Tìm hiểu luật về các chủ thể đại diện trong giấy ủy quyền

Trước tiên, theo quy định thì người được ủy quyền cần đáp ứng đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không nằm trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 143 Bộ luật dân sự.

Tìm hiểu luật về giấy ủy quyền mới nhất hiện nay có các loại chủ thể đại diện ủy quyền như sau:

  • Pháp nhân ủy quyền cho người đại diện: là trường hợp người đại diện của một pháp nhân viết giấy ủy quyền để một người khác thực hiện giao dịch. Ví dụ: tổng giám đốc công ty A là X (cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty A) ủy quyền cho nhân viên của công ty là Y thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán thiết bị điện tử. Như vậy, Y là người đại diện theo ủy quyền của công ty A.

  • Cá nhân ủy quyền cho bên đại diện lá cá nhân hoặc pháp nhân: ví dụ chị X muốn bán một ngôi nhà ở TPHCM nhưng lại đang sinh sống ở Hà Nội. Chị X viết giấy ủy quyền để nhờ một người bạn là Y thỏa thuận, rao bán ngôi nhà đó. Đây là người đại diện theo ủy quyền là cá nhân. Tương tự, nếu chị X nhờ một công ty nhà đất A để bán thì đó là đại diện theo ủy quyền pháp nhân.

  • Tổ hợp tác, hộ gia đình ủy quyền cho đại diện: ở trường hợp này, luật quy định rằng người đại diện theo ủy quyền bắt buộc phải là một trong các thành viên của tổ hợp tác và gia đình đó.

Quy định pháp lý về việc ủy quyền lại hoặc hủy ủy quyền

Trong một số trường hợp khi mà người được ủy quyền không đủ điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc công việc được giao thì hoàn toàn có thể làm giấy ủy quyền cho người khác.

Điểm quan trọng khi tìm hiểu luật về giấy ủy quyền mới nhất hiện nay

Mỗi người có quyền ủy quyền lại hoặc hủy ủy quyền

Quy định tại Điều 564 Bộ luật dân sự, cá nhân hoặc pháp nhân có quyền ủy quyền lại nếu nhận được sự chấp thuận của bên ủy quyền và có lý do chính đáng về việc không thực hiện được các công việc, giao dịch dân sự.

Trong trường hợp bạn quyết định hủy ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân thì cần thực hiện viết giấy hủy ủy quyền. Tuy nhiên, trường hợp này không có sự phức tạp bằng hợp đồng ủy quyền.

Như vậy, giấy ủy quyền là công cụ pháp lý quan trọng giúp cá nhân, pháp nhân hỗ trợ người khác xử lý các công việc, giao dịch một cách thuận lợi nhất. Hy vọng những chi tiết quan trọng khi tìm hiểu luật về giấy ủy quyền mới nhất trên đây sẽ giúp bạn hiểu và thực hiện chính xác công việc ủy quyền.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *