Dồn điền đổi thửa là thuật ngữ trong lĩnh vực Bất Động Sản được nhiều người tìm hiểu. Vậy dồn điền đổi thửa là gì? Những điều nên biết về dồn điền đổi thửa ra sao? Hãy cùng Blog Bất Động Sản tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nội dung chính:
1. Dồn điền, đổi thửa là gì?
Dồn điền, đổi thửa là một chính sách được áp dụng trong đất nông nghiệp, cụ thể là việc dồn đất ruộng từ các ô/thửa nhỏ thành các thửa lớn, trên cơ sở đó giúp cho việc canh tác diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn, công tác phát triển sản xuất trở nên thống nhất và có quy mô lớn hơn.
Điều kiện để dồn điền, đổi thửa:
Từ việc phân tích khái niệm dồn điền, đổi thửa là gì, có thể thấy bản chất của công tác này là việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa những người sử dụng đất trong cùng 1 xã/phường/thị trấn với nhau. Tuy nhiên, công tác này chỉ được thực hiện khi các bên tham gia chuyển đổi quyền sử dụng đất đảm bảo được 3 điều kiện như sau:
- Hộ gia đình/cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác (theo Điểm b, Khoản 1, Điều 179 của Luật Đất đai 2013). Hạn mức ở đây được quy định là không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất.
- Đất thực hiện dồn điền, đổi thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng (hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng theo Điều 100 Luật Đất đai 2013), đất không tranh chấp, quyền sử đụng dất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và cuối cùng là đất phải trong thời hạn sử dụng.
- Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất phải đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai và chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm được cơ quan chức năng ghi nhận thông tin vào sổ địa chính.
2. Nguyên tắc và ý nghĩa của việc dồn điền, đổi thửa
Nguyên tắc của dồn điền, đổi thửa
- Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa phải được thực hiện công khai, theo phương thức dân chủ, đảm bảo thông tin và bàn bạc công khai với người dân, tạo được sự đồng thuận cao. Nói cách khác, cơ quan chức năng tại địa phương không được phép tự ý sắp đặt dồn điền, đổi thửa mà không công khai và hỏi ý kiến của người sử dụng đất, điều này là trái với quy định pháp luật.
- Việc dồn điền, đổi thửa phải đảm bảo quy hoạch tổng thể tạo sự thuận lợi cho công tác sản xuất lâu dài, không ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, thủy lợi hay việc xây dựng các công trình văn hóa trên đất đó.
Ý nghĩa của việc dồn điền, đổi thửa
Nhiều người thường thắc mắc vì sao phải dồn điền, đổi thửa, xáo trộn và chuyển đổi quyền sử dụng đất giữa người này với người kia, câu trả lời là do việc dồn điền, đổi thửa mang lại rất nhiều ý nghĩa cho việc canh tác sản xuất của người sử dụng đất nói riêng, công tác quản lý của cơ quan chức năng nói chung, cụ thể như sau:
- Giải quyết tình trạng manh mún, phân tách trong canh tác đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo đất.
- Dải đất rộng, tập trung vào 1 mối nên thuận lợi cho việc thu hoạch, vận chuyển do giảm bớt thời gian và công sức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và quản lý đất nông nghiệp.
- Thuận lợi hơn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương, hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp đất đai liền kề, tranh chấp lối đi chung…
3. Trình tự, thủ tục dồn điền, đổi thửa
Liên quan đến tình tự, thủ tục tiến hành dồn điền, đổi thửa, UBND xã/phường có thể ra phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất chung cho toàn khu vực dựa trên tình hình thực tế tại địa phương. Phương án này phải được gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để xem xét và phê duyệt. Đồng thời, các cá nhân, hộ gia đình có đất trong diện dồn điền, đổi thửa cũng phải nắm được thông tin và đồng thuận (thể hiện bằng văn bản).
Sau khi Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt sẽ chỉ đạo UBND xã thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đất theo phương án đó. UBND xã thực hiện công tác đo đạc và chỉnh sửa bản đồ địa chính theo chỉ đạo từ Sở Tài nguyên và Môi trường. Những thông tin liên quan đến việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi quyền sử dụng đất khi đó sẽ được cập nhật vào hồ sơ địa chính của địa phương.
4. Quy định mới về việc cấp sổ đỏ cho đất dồn điền, đổi thửa
Theo quy định mới tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ 8/2/2021 tới đây, người dân khi thực hiện xong dồn điền, đổi thửa sẽ được cấp sổ đỏ mới thay vì cấp đổi sổ đỏ như quy định hiện hành. Cụ thể, quy trình xin cấp mới sổ đỏ cho đất dồn điền, đổi thửa được thực hiện qua các bước như sau:
- Bước 1: Người sử dụng đất đem nộp hồ sơ các giấy tờ liên quan đến thửa đất, đặc biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp tại Văn phòng đăng ký đất đai.
- Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và tiếp nhận xử lý nếu hồ sơ đầy đủ đúng theo quy định (xác nhận vào đơn đề nghị cấp sổ đỏ mới).
- Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện cấp sổ đỏ mới cho người đã thực hiện đồn điền, đổi thửa theo phương án được duyệt.
- Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai lập hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, tổ chức trao sổ đỏ mới cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất.
*** Lưu ý: trình tự và thủ tục này sẽ có một số điểm khác biệt đối với trường hợp xin cấp sổ đỏ mới cho đất dồn điền, đổi thửa nhưng đang bị thế chấp.
5. Những câu hỏi thường gặp về dồn điền đổi thửa
Câu hỏi 1: Dồn điền đổi thửa là gì?
- Trả lời: Dồn điền đổi thửa là quá trình sắp xếp lại các thửa ruộng nhỏ lẻ, manh mún thành những thửa ruộng lớn hơn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đây là biện pháp nhằm tạo điều kiện để nông dân dễ dàng canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Dồn điền đổi thửa giúp hạn chế tình trạng phân tán đất đai, tiết kiệm chi phí sản xuất và thời gian lao động.
Câu hỏi 2: Mục đích chính của dồn điền đổi thửa là gì?
- Trả lời: Mục đích chính của dồn điền đổi thửa là khắc phục tình trạng ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún sau quá trình chia đất theo hộ gia đình. Qua đó, giúp người dân có diện tích canh tác lớn, dễ dàng cơ giới hóa, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, việc dồn điền đổi thửa còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi phí, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
Câu hỏi 3: Dồn điền đổi thửa mang lại lợi ích gì cho nông dân?
- Trả lời: Dồn điền đổi thửa giúp nông dân có được các thửa ruộng rộng, liền vùng, liền thửa, thuận lợi cho việc sử dụng máy móc, giảm công lao động và chi phí. Nông dân có thể dễ dàng tưới tiêu, chăm sóc cây trồng, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, quá trình này còn giúp nông dân cải thiện thu nhập và đời sống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa và sản xuất lớn.
Câu hỏi 4: Những khó khăn nào thường gặp khi thực hiện dồn điền đổi thửa?
- Trả lời: Thực hiện dồn điền đổi thửa có thể gặp nhiều khó khăn như sự không đồng thuận giữa các hộ dân về vị trí, diện tích, chất lượng đất mới sau sắp xếp. Việc xác định quyền lợi, quyền sử dụng đất giữa các hộ dân cũng dễ phát sinh tranh chấp. Ngoài ra, thiếu kinh phí và nguồn lực thực hiện, hệ thống hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu và khó khăn trong quản lý đất sau dồn điền cũng là những vấn đề cần giải quyết.
Câu hỏi 5: Ai là người thực hiện và giám sát quá trình dồn điền đổi thửa?
- Trả lời: Quá trình dồn điền đổi thửa được thực hiện dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, thường là Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện. Cơ quan tài nguyên và môi trường, cùng các tổ chức chính trị – xã hội như Hội nông dân, Mặt trận Tổ quốc… tham gia vào việc lập phương án, vận động người dân đồng thuận. Việc giám sát nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai và công bằng giữa các hộ dân, giúp quá trình dồn điền đổi thửa diễn ra thuận lợi, đúng quy định pháp luật.
6. Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp quý độc giả hiểu được: Dồn điền đổi thửa là gì? Những điều nên biết về dồn điền đổi thửa mà Blog Bất Động Sản đã tổng hợp và chia sẻ. Hi vọng thông tin này hữu ích dành cho những ai đang tìm hiểu về chủ đề “nhà đất” hay “Bất Động Sản” nhé.
Nguồn: Batdongsan.com.vn