Đất kẹt là gì? Tất cả thông tin liên quan đến đất xen kẹt!

Cập Nhật Kiến Thức

Bạn đang có ý muốn đầu tư bất động sản vào đất Kẹt nhưng chưa có đủ kiến thức về nó nên bạn là khá hoang mang? Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ về những thông tin liên quan đến đất Kẹt? Bài viết này, Blog Bất Động Sản sẽ cung cấp đầy đủ đến bạn: Đất kẹt là gì? Gồm những loại nào? Đất kẹt có làm sổ đỏ được hay không?

Đất kẹt là gì? Tất cả thông tin liên quan đến đất xen kẹt!

Đất xen kẹt giữa hai ngôi nhà

Đất kẹt là gì? Gồm có những loại nào? 

Đất kẹt hoặc xen kẹt, là loại đất nông nghiệp có vị trí xen lẫn với đất ở hoặc đất dư sau khi quy hoạch. Vì nằm xen kẹt nên đất kẹt có diện tích nhỏ, thường là đất ao, vườn, đất để trồng cây. Hoặc những diện tích đất hiện không còn sử dụng trong mục đích nông nghiệp. Đất kẹt thường thì không có giấy chứng minh quyền sở hữu hay sử dụng đất.

Đất kẹt là một khái niệm do người dân đặt ra và sử dụng lâu dài. Theo thời gian thì từ đất kẹt đã trở nên quen thuộc và phổ biến, được sử dụng rộng rãi. Vậy nên, nó không xuất hiện trong mục các loại đất trên bản đồ địa chính và trong Luật đất đai.

Mặc dù không có mặt trong Luật Đất đai 2013, tuy nhiên đất kẹt đã xuất hiện trong Quyết định 37/2015/QĐ-UBND 18/12/2015 của Hà Nội. Và được phân ra thành 3 loại như sau:

Đất kẹt là gì – Ưu điểm

Giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại đất khác trên thị trường. Đặc biệt hơn nữa là người mua còn có thể được hưởng những tài sản có sẵn trên đất. Đồng thời. đất kẹt có thể chuyển đổi sang đất thổ cư khi có sổ đỏ.

Đất kẹt là gì – Nhược điểm

Vì nằm xen giữa các khu khác nên diện tích đất kẹt thường khá nhỏ. Những giao dịch mua bán đất kẹt chỉ thông qua giấy viết tay nên rủi ro khá cao. Hơn nữa, thủ tục để chuyển đất khá phức tạp và chi phí cao.

Đất kẹt là gì? Tất cả thông tin liên quan đến đất xen kẹt!

Đất kẹt thường có diện tích nhỏ

Có làm sổ đỏ cho đất kẹt được không?

Có thể làm sổ đỏ cho đất xen kẹt được nếu như đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Đất kẹt muốn làm sổ đỏ không được vi phạm luật đất đai;

  • Người muốn làm sổ đỏ cho đất kẹt đã sử dụng đất trước ngày 1/7/2004, mặc dù không có giấy tờ quy định của Luật đất đai.

  • Đất phù hợp quy hoạch sử dụng, quy hoạch xây dựng hoặc điểm dân cư được chính quyền phê duyệt và xã xác nhận không có tranh chấp.

Thủ tục, hồ sơ cấp sổ đỏ đất kẹt

Để làm sổ đỏ cho đất kẹt, bạn cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ sau:

  • Đơn xin cấp sổ đỏ

  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất (mang theo bản chính)

  • Giấy tờ để chứng minh tài sản gắn với đất

  • Giấy tờ miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính về đất, tài sản gắn với đất hoặc chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất như: Biên lai thuế, biên lại nộp tiền sử dụng đất, …

  • Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho đất kẹt

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng địa chính nơi cư trú hoặc UBND xã nơi cư trú. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai sót. Trong 3 ngày làm việc, cán bộ địa chính sẽ liên hệ bạn để bổ sung hoặc chỉnh lý. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, bạn sẽ nhận phiếu tiếp nhận. đông thời hồ sơ sẽ được nhập vào sổ tiếp nhận.

Sau khi đã được tiếp nhận, bạn sẽ được báo phí và thực hiện đóng đầy đủ phí sử dụng đất như yêu cầu. Thời gian xử lý và hoàn thành hồ sơ tầm khoảng 30 đến 40 ngày, sau khoảng thời gian này bạn liên hệ nơi nộp hồ sơ để nhận sổ đỏ.

Những câu hỏi thường gặp về đất kẹt

Câu hỏi 1: Đất kẹt là gì?

  • Trả lời: “Đất kẹt” là thuật ngữ chỉ những mảnh đất có diện tích nhỏ, nằm lọt thỏm giữa các công trình hoặc khu đất đã xây dựng, thường do quy hoạch đô thị để lại. Những mảnh đất này thường có hình dáng không vuông vức, khó sử dụng hoặc khó tiếp cận vì bị bao quanh bởi nhà cửa, công trình hoặc hạ tầng kỹ thuật. Đất kẹt có thể phát sinh từ việc quy hoạch giao thông, giải phóng mặt bằng không trọn vẹn, hoặc do phân lô không đồng bộ. Tuy nhiên, dù có diện tích nhỏ, đất kẹt vẫn là tài sản hợp pháp nếu có giấy tờ đầy đủ, và trong một số trường hợp, vẫn có thể xin giấy phép xây dựng phù hợp theo quy định địa phương.

Câu hỏi 2: Đất kẹt có được cấp sổ đỏ không?

  • Trả lời: Việc đất kẹt có được cấp sổ đỏ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gốc đất, quy hoạch sử dụng đất, diện tích tối thiểu để tách thửa theo quy định của địa phương, và việc đáp ứng các điều kiện pháp lý khác. Nếu mảnh đất kẹt có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp, nằm trong khu vực được phép xây dựng, không vướng quy hoạch hạ tầng công cộng thì hoàn toàn có thể xin cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, với những mảnh đất quá nhỏ hoặc vướng quy hoạch, việc cấp sổ đỏ sẽ rất khó khăn hoặc không được chấp thuận.

Câu hỏi 3: Đất kẹt có xây nhà được không?

  • Trả lời: Khả năng xây dựng trên đất kẹt phụ thuộc vào quy hoạch của khu vực, diện tích đất và các quy định của pháp luật về xây dựng. Nếu đất kẹt nằm trong khu vực cho phép xây dựng, có sổ đỏ và đáp ứng diện tích tối thiểu, người sử dụng đất có thể xin giấy phép xây dựng theo quy định. Tuy nhiên, do đặc điểm nhỏ hẹp và hình dáng không vuông vức, việc thiết kế và xây dựng nhà trên đất kẹt thường phải tuân thủ các quy chuẩn nghiêm ngặt về khoảng lùi, phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm, ánh sáng, thoát nước. Những mảnh đất kẹt không đủ điều kiện xây dựng có thể chỉ sử dụng làm lối đi chung hoặc công trình phụ.

Câu hỏi 4: Mua bán đất kẹt có rủi ro gì không?

  • Trả lời: Việc mua bán đất kẹt tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không tìm hiểu kỹ. Rủi ro lớn nhất là đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ, không đủ diện tích để tách thửa, hoặc nằm trong quy hoạch công cộng (như đường đi, mương thoát nước) nên không thể xây dựng. Ngoài ra, đất kẹt dễ bị tranh chấp do giới hạn về lối đi hoặc ranh giới với các thửa đất liền kề. Người mua cần kiểm tra kỹ tính pháp lý (có sổ đỏ không), quy hoạch, và nên tham khảo ý kiến luật sư, văn phòng công chứng trước khi giao dịch để tránh mua phải đất không sử dụng được.

Câu hỏi 5: Nên làm gì để hợp thức hóa đất kẹt?

  • Trả lời: Để hợp thức hóa đất kẹt, bước đầu tiên là kiểm tra lại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, nguồn gốc đất (mua bán, thừa kế, tặng cho…), và tình trạng quy hoạch tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Nếu đủ điều kiện, có thể làm hồ sơ xin cấp sổ đỏ. Trường hợp đất kẹt chưa đủ điều kiện (diện tích nhỏ, không lối đi…), có thể thương lượng với hàng xóm để mua thêm đất mở rộng hoặc xin lối đi. Sau khi có đủ diện tích tối thiểu theo quy định, tiến hành làm thủ tục hợp thức hóa. Lưu ý, nên nhờ luật sư hoặc đơn vị tư vấn nhà đất hỗ trợ để quá trình hợp thức hóa được thuận lợi và đúng pháp luật.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về đất kẹt là gìNếu bạn muốn đầu tư bất động sản vào đất kẹt thì bài viết trên đây rất hữu ích với bạn. Tất cả thông tin về đất kẹt trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đất kẹt giúp bạn đầu tư hiệu quả.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *