Theo bộ Luật đất đai 2013, tại Việt Nam hiện nay được chia thành 3 loại đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Vậy đất CLN là gì? Nó thuộc nhóm đất nào? Thủ tục chuyển đổi từ đất CLN sang đất ở ra sao?,… Hãy cùng Blog Bất Động Sản tìm hiểu về chủ đề “Đất CLN” trong bài viết này nhé.
Nội dung chính:
- 1. Đất CLN là gì?
- 2. Đất CLN có được xây nhà không?
- 3. Hướng dẫn làm thủ tục chuyển từ đất CLN sang đất ở
- 3. Những câu hỏi thường gặp về đất trông cây lâu năm
- Câu hỏi 1: Đất trồng cây lâu năm là gì?
- Câu hỏi 2: Đất trồng cây lâu năm có chuyển đổi thành đất thổ cư được không?
- Câu hỏi 3: Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm là bao lâu?
- Câu hỏi 4: Có được xây nhà trên đất trồng cây lâu năm không?
- Câu hỏi 5: Thuế sử dụng đất trồng cây lâu năm được tính như thế nào?
- 4. Kết luận
1. Đất CLN là gì?
Trong bảng mã ký hiệu các loại đất của “bản đồ địa chính” thì đất CLN thuộc nhóm đất nông nghiệp, có tên gọi là đất trông cây lâu năm.
Đất CLN là loại đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, bao gồm:
- Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…
- Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…
- Cây dược liệu lâu năm: là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…
- Các loại cây lâu năm khác: là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
2. Đất CLN có được xây nhà không?
- Câu trả lời là: Đất CLN không được phép xây dựng công trình nhà ở.
Tuy nhiên, nếu muốn xây dựng nhà ở thì bạn cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật. Và căn cứ theo luật đất đai khoản 1, điều 57 Luật đất đai 2013, chuyển mục đích sử dụng đất. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp”.
Có thể bạn quan tâm: Đất thổ cư là gì? Thủ tục chuyển đất trồng cây lên thổ cư
3. Hướng dẫn làm thủ tục chuyển từ đất CLN sang đất ở
Khi có nhu cầu chyển đổi từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở với mục đích khác nhau, bạn cần phải đăng ký mục dích sử dụng đất theo các quy định như sau:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác có cùng tính pháp lý.
Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
- Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
3. Những câu hỏi thường gặp về đất trông cây lâu năm
Câu hỏi 1: Đất trồng cây lâu năm là gì?
- Trả lời: Đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, được Nhà nước phân loại dùng để canh tác các loại cây lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả (sầu riêng, bơ, mít…), cây dược liệu, cây công nghiệp lâu năm… Đặc điểm của đất trồng cây lâu năm là có thời hạn sử dụng lâu dài, thường lên đến 50 năm đối với cá nhân, hộ gia đình và 70 năm đối với tổ chức. Khác với đất trồng cây hàng năm (như lúa, rau, hoa màu), đất trồng cây lâu năm gắn với các loại cây có chu kỳ sinh trưởng dài, không phải trồng lại sau mỗi vụ thu hoạch.
Câu hỏi 2: Đất trồng cây lâu năm có chuyển đổi thành đất thổ cư được không?
- Trả lời: Có, đất trồng cây lâu năm hoàn toàn có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư (đất ở), nhưng cần phải thực hiện thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan quản lý đất đai địa phương. Việc chuyển đổi phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất được duyệt và tuân theo điều kiện của Luật Đất đai. Khi chuyển đổi, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
Câu hỏi 3: Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm là bao lâu?
- Trả lời: Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm thường là 50 năm đối với cá nhân, hộ gia đình, và 70 năm đối với tổ chức, doanh nghiệp. Khi hết thời hạn, nếu vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng, người sử dụng đất có thể xin gia hạn theo quy định pháp luật. Thời hạn này được ghi rõ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Câu hỏi 4: Có được xây nhà trên đất trồng cây lâu năm không?
- Trả lời: Theo quy định, đất trồng cây lâu năm chỉ được sử dụng cho mục đích canh tác, trồng cây lâu năm. Nếu muốn xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất này, bắt buộc phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở (đất thổ cư). Nếu xây dựng trái phép (không chuyển đổi), có thể bị xử phạt hành chính và buộc tháo dỡ công trình.
Câu hỏi 5: Thuế sử dụng đất trồng cây lâu năm được tính như thế nào?
- Trả lời: Thuế sử dụng đất trồng cây lâu năm thuộc diện thuế sử dụng đất nông nghiệp. Mức thuế phải nộp tùy thuộc vào diện tích đất, loại cây trồng, hạng đất và khu vực. Thông thường, đất trồng cây lâu năm của cá nhân, hộ gia đình có mức thuế thấp, và nhiều trường hợp được miễn hoặc giảm thuế theo quy định pháp luật (ví dụ: đất thuộc vùng khó khăn, người có công…). Việc nộp thuế được thực hiện hàng năm hoặc định kỳ theo thông báo của cơ quan thuế.
4. Kết luận
Hi vọng qua bài viết này, Blog Bất Động Sản đã giúp bạn hiểu được đất CLN là gì? Và hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở chi tiết nhất. Nếu bạn thấy bài đọc hữu ích hoặc chưa ổn chỗ nào? Hãy để lại bình luận bên dưới đóng góp ý kiến để giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện trở thành kênh thông tin có giá trị cho người tìm hiểu về Bất Động Sản nhé!.