Thờ cúng tổ tiên là một tục lệ từ xa xưa của ông cha ta. Đây là một phong tục đầy tính nhân vân và đẹp để tỏ lòng biết ơn của thế hệ sau với những người đi trước. Tuy nhiên, sự thực là không phải ai cũng biết rõ cách thức của việc thờ cúng cũng như một bộ đồ thờ cúng gia tiên gồm những gì? Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp điều này cho mọi người.
Nội dung chính:
Bát hương
Bộ đồ thờ cúng gồm những gì là thắc mắc của nhiều người
Món đồ quan trọng nhất trên bàn thờ gia tiên chính là bát hương. Đây được ví như ngôi nhà để tâm linh của các cụ có thể trở về. Điều tối kỵ nhất là không được sử dụng bát hương có màu vàng để thờ gia tiên.
Bởi vì vàng được xem là màu của Hoàng đế và chỉ được sử dụng để thờ quan, thần, những người có chức tước trong hoàng tộc thời xưa. Hơn nữa, vị trí đặt bát hương phải có điểm tựa và ở ngay chính giữa của bàn thờ.
Bộ đồ thờ cúng gồm lọ lộc bình
Bộ đồ thờ cúng gồm lọ lộc bình
Trên bàn thờ gia tiên thường có một lọ lộc bình để cắm hoa vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm mỗi tháng. Thông thường, lọ lộc bình sẽ được để không vào những ngày còn lại.
Theo kinh nghiệm của ông cha ta, chỉ nên để 1 lọ lộc bình ở bên tay trái trên bàn thờ. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều nhà để 2 lọ lộc bình đối xứng nhau ở trên bàn thờ nhưng điều này là không chính xác.
Bộ đồ thờ cúng gồm giá nến
Giá nến được đặt ở 2 bên đỉnh thờ và sau bát hương. Giá nến thờ bằng đồng là vật dụng vô cùng quan trọng.
Người ta thường nghĩ rằng giá nến thờ chỉ có công dụng là thắp nến và tỏa sáng cho bàn thờ hay để châm hương. Tuy nhiên, nó còn có công dụng khác là tượng trưng cho hành Dương (mặt trời) và hành Âm (mặt trăng).
Bộ đồ thờ cúng gồm đôi hạc
Đôi hạc thờ cúng thường được đặt cạnh 2 bên giá nến. Chúng thường đi kèm với đôi chân nến và đỉnh thờ bằng sứ để tạo thành một bộ đồ thờ ngũ sự.
Tạo hình của đôi hạc thường là những chú hạc đứng ở trên mai rùa để thể hiện sự hài hòa giữa trời và đất, cũng như khát vọng trường tồn của người Việt Nam. Hơn hết, hạc là biểu tượng của sự trường thọ nên thường xuất hiện bên các vị thần tiên. Còn rùa là biểu tượng của sự vĩnh cửu, trường tồn.
Bộ đồ thờ cúng gồm mâm bồng
Mâm bồng được sử dụng để đựng trầu cau, hoa quả và tiền mã. Chúng được đặt ở 2 bên và trước ban thờ.
Mâm bồng bên trái ban thờ được sử dụng để đặt hoa, còn bên phải ban thờ dùng để đặt quả. Mục đích của việc sắp xếp này là để mong cầu sự bình an, may mắn, phú quý.
Bộ đồ thờ cúng gồm đài thờ hoặc chóe thờ
Bộ đài thờ hoặc chóe thờ thường được đặt trước bát hương. Chúng bao gồm 3 đài nhỏ có nắp và trên mỗi nắp đều bao gồm núm để cầm.
3 đài này được sử dụng để đựng những chén nhỏ chứa rượu, muối, nước hoặc gạo tùy theo phong tục của mỗi nơi trong ngày giỗ, cúng. Còn đài thờ thường được đậy nắp kín để tránh bụi bặm vào những ngày còn lại.
Bộ đồ thờ bao gồm khay chén thờ, ngai chén thờ, ống đựng hương
Bộ đồ thờ bao gồm khay chén thờ, ngai chén thờ, ống đựng hương
Bộ ngai chén thờ được sử dụng để đựng rượu hoặc nước. Chúng bao gồm 1 ngai với 3 chén hoặc 1 ngai với 5 chén tùy theo kích thước của từng ban thờ.
Đôi ống đựng hương được đặt ở 2 bên ngoài của ban thờ. Chúng được sử dụng để cắm đũa hoặc đựng hương trên bàn thờ gia tiên.
Bộ đồ thờ cúng gồm đôi lọ hoa và đèn thờ
Đôi lọ hoa được sử dụng để cắm hoa trong ngày Lễ, Tết và đặt ở 2 bên ban thờ. Theo đó, các bạn có thể cắm hoa tươi hoặc dùng bộ hoa sen 10 bông bằng đồng để trang trí ban thờ.
Đôi đèn thờ thường được làm bằng chất liệu đồng. Chúng được đặt ở bên trong và đối xứng với 2 bên cánh gà trên ban thờ.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mọi người giải đáp được thắc mắc: “Bộ đồ thờ cúng gia tiên gồm những gì?”. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn một bồ đồ thờ hoàn chỉnh cho bàn thờ của gia đình nhé!